TINH THẦN ĐOÀN KẾT ĐƯỢC THỂ HIỆN QUA HẠNG MỤC CÂY XANH TẠI QUẢNG TRƯỜNG ĐẠI ĐOÀN KẾT

Ngày đăng: 06/12/2022, 08:27

Quảng trường Đại Đoàn Kết được cải tạo và xây dựng từ quảng trường 17/3 (ngày giải phóng tỉnh Gia Lai) là công trình mang đậm ý nghĩa về tinh thần đoàn kết dân tộc, không chỉ là một công trình có sự đóng góp của các cá nhân, tổ chức cùng chung tay xây dựng với Nhà nước mà từ các hạng mục Tượng Bác với các đồng bào dân tộc Tây Nguyên, bức phù điêu, tháp đá Đại Đoàn Kết, bức Thạch Thư, cho đến cách đặt tên  khẳng định giá trị: “Đoàn kết là sức mạnh dân tộc”. Với hình ảnh ba loại cây khác giống quấn quít lấy nhau tạo nên một hình ảnh cây cổ thụ ấn tượng và đầy ý nghĩa giáo dục ngoại khóa tại quảng trường đã góp phần ý nghĩa sâu sắc vào tinh thần đoàn kết.

cạnh  tháp đá Đại Đoàn Kết là ba cây đa lâm vồ, sanh, sung dị trồng quấn quít nhau.

 

Trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam có câu truyện “bó đũa” thể hiện tinh thần, sức mạnh đoàn kết “một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao” thì nơi đây - ngay tại Quảng trường Đại Đoàn Kết có ba cây trồng khác loại quấn quít nhau, đó là một hình ảnh trực quan sinh động và chân thực về tinh thần đoàn kết. Ngay trong khuôn viên Quảng trường Đại Đoàn Kết, gần vị trí đặt “bức Thạch Thư” – lời hiệu triệu của Bác kêu gọi tinh thần đoàn kết chống giặc ngoại xâm của đồng bào miền Nam, Tây Nguyên là hình ảnh  ba cây thuộc họ khác nhau gồm: bằng lăng, sung dị, đa lâm vồ trồng chụm lại nhau; cạnh  tháp đá Đại Đoàn Kết là ba cây đa lâm vồ, sanh, sung dị trồng quấn quít nhau. Hình ảnh ba cây trồng khăng khít, gắn bó với nhau không chỉ tạo thêm bóng xanh che phủ, tạo bầu không khí trong lành mà góp thêm phần ý nghĩa cho tinh thần đoàn kết của Quảng trường Đại Đoàn Kết.

Trong khuôn viên cây xanh tại quảng trường Đại Đoàn Kết, hình ảnh ba cây trở thành một cây cổ thụ vững chắc và vô cùng đặc biệt đã phần nào giúp khách tham quan, các em học sinh đến nơi đây học tập ngoại khóa có điều kiện quan sát trực tiếp và ý thức sâu sắc hơn về ý nghĩa Đại đoàn kết “Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”. Truyền thống, tinh thần đoàn kết ở đây không chỉ của các đồng bào dân tộc sống trên mảnh đất Gia Lai mà của 54 dân tộc anh em trên cả nước như câu tục ngữ: “Nhiễu điều phũ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng”.

Trúc Phùng

Tra cứu thông tin

Quy hoạch - Kế hoạch

Dự án đầu tư – Mua sắm công