Tình dân với Bác - thể hiện qua một số hiện vật được trưng bày tại Trưng bày Hồ Chí Minh - Bảo tàng tỉnh Gia Lai

Ngày đăng: 06/08/2020, 07:06

Nhắc đến Chủ tịch Hồ Chí Minh chắc hẳn mỗi người dân Việt Nam đều rất đỗi tự hào, kính phục. Trọn cả cuộc đời Bác là tấm gương sáng về đạo đức cách mạng, phẩm chất cao đẹp để mọi thế hệ người Việt Nam học tập và noi theo. 
 
Mặc dù miền Nam nói chung, Gia Lai, Kon Tum nói riêng chưa một lần được đón Bác vào thăm, nhưng đồng bào các dân tộc Gia Lai và Kon Tum luôn kính yêu và biết ơn Người. Xuất phát từ mong ước "không được đón Bác vào thăm thì làm nhà rước Bác vào ở", Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh Gia Lai và Kon Tum (nay là Bảo tàng tỉnh Gia Lai) được hình thành từ tình cảm, ước nguyện và sự quyết tâm của Đảng bộ, quân và dân các dân tộc tỉnh Gia Lai - Kon Tum. 
Ngoài việc trưng bày, giới thiệu khái quát về cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ở đây còn lưu giữ một số hiện vật độc đáo, đặc sắc nhất thể hiện đậm nét tình cảm của người dân Tây Nguyên đối với Đảng, Bác Hồ kính yêu.
 
I. Tình dân với Bác thể hiện qua một số hiện vật trưng bày tại Bảo tàng.
 
1. Tượng Bác Hồ bằng gỗ hương nguyên khối
 
 
 
Đặt giữa gian long trọng của Bảo tàng là bức tượng Bác Hồ, được tạc bằng gỗ hương nguyên khối, một loại gỗ quý của núi rừng Tây Nguyên, do nghệ nhân Đinh Thanh Hoàn, ở Pleiku tạc. Bức tượng cao 1,84m.
 
Ông Đinh Thanh Hoàn có một niềm hạnh phúc lớn lao là được trực tiếp chứng kiến hình ảnh Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập vào ngày 2/9/1945. Hình ảnh Bác đã khắc sâu vào tâm khảm của ông, và ông ước nguyện rằng sau này có dịp sẽ tạc nên hình ảnh thân yêu đó của Bác Hồ. Năm 1982 tỉnh Gia Lai - Kon Tum tiến hành xây dựng nhà trưng bày về cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh nên đề nghị ông tạc tượng Bác đặt tại gian long trọng, và ông đã tạc bằng tất cả tình cảm của mình cũng như ước vọng của đồng bào Tây Nguyên đối với Bác Hồ.
 
Đây là biểu hiện sinh động tình dân với Bác Hồ. Hình ảnh của Bác với nụ cười đôn hậu, thân thuộc đang giơ tay vẫy chào lớp lớp con cháu đến thăm Người. Tượng Bác Hồ không những có giá trị về mặt nghệ thuật mà còn thể hiện tình cảm của nhân dân Gia Lai và Kon Tum đối với Bác Hồ kính yêu. Bức tượng đã thu hút sự chú ý và để lại những cảm xúc sâu lắng trong lòng mỗi du khách. Nhạc sĩ Văn Chừng khi đến thăm Bảo tàng, xúc động trước bức tượng Bác Hồ bằng gỗ hương đã phổ nên ca khúc “Bác Hồ trong lòng dân Tây Nguyên” trong đó có đoạn “Cây gỗ hương từ rừng già đã hoá thân làm tượng Bác, Cho lịch sử đời đời hương thơm ngát công ơn Người”.
 
2. Bản điêu khắc Thư Bác Hồ gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam họp tại Pleiku, 19/4/1946.
 
 
 
Nội dung bức thư của Bác đã được các phạm nhân trong trại Gia Trung (Gia Lai), bằng nghề được học trong thời gian tập trung cải tạo đã điêu khắc nguyên bản trên chất liệu gỗ hương với kích thước 121,5cm x 84cm, được mô phỏng theo hình dáng ngôi nhà Rông Tây Nguyên và đã hiến tặng cho Bảo tàng.
 
Nội dung bức thư chỉ gần 300 chữ, nhưng rất cô đọng, súc tích, chứa đựng đầy đủ những điều mà Người muốn nhắn nhủ, những tình cảm dạt dào mà người giành cho đồng bào các dân tộc thiểu số miền Nam. Từng lời, từng chữ Bác viết trong thư có ý nghĩa vô cùng to lớn. Thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh như một Lời hịch, chứa đựng một luồng sinh khí mãnh liệt, cổ vũ, động viên khối đại đoàn kết các dân tộc Tây Nguyên nói chung, Gia Lai nói riêng vượt qua mọi khó khăn, gian khổ cùng với nhân dân cả nước đánh đuổi thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược và tiến lên xây dựng xã hội chủ nghĩa.
 
Với những ý nghĩa hết sức to lớn đó, các phạm nhân trại giam Gia Trung (Gia Lai), bằng nghề được học trong thời gian tập trung cải tạo đã điêu khắc bức thư trên chất liệu gỗ hương được mô phỏng theo hình dáng ngôi nhà Rông Tây Nguyên. Bản điêu khắc bức thư đã có một giá trị lớn lao, thể hiện được nét độc đáo và mang tính thời sự sâu sắc. Bức thư gỗ còn thể hiện lòng tôn kính, biết ơn vô hạn của những phạm nhân đối với Đảng và Bác Hồ kính yêu.
 
3. Tượng Bác Hồ bằng đồng.
 
 
 
Trong cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược, ngay trong những ngày đói cơm, nhạt muối, gian khó ác liệt, lòng người nơi đây vẫn một lòng sắt son với Đảng, Bác Hồ. Mặc dù chưa một lần được gặp Bác Hồ nhưng đồng bào các dân tộc Gia Lai vẫn tưởng tượng ra hình ảnh của Bác qua lời kể của cán bộ miền xuôi lên đây công tác và nhìn thấy bức hình vẽ chân dung Bác mà người bộ đội miền xuôi mang theo bên mình. Họ đã đúc thành công tượng Bác Hồ bằng đồng mang dáng dấp già làng của Tây Nguyên.
 
Bức tượng chỉ cao 12,5cm, đúc thủ công bằng đồng, mô tả Bác Hồ đang trong tư thế chỉ huy chiến dịch Biên Giới 1950 và có sự kết hợp hình ảnh già làng Tây Nguyên. Mỗi khi ngắm nhìn bức tượng, đồng bào các dân tộc Gia Lai, Kon Tum thấy Bác thật gần gũi biết bao, Bác như một cụ già làng, trưởng bản luôn luôn theo sát đồng bào, động viên, cổ vũ và chỉ đạo để đồng bào vững tin, quyết tâm đánh thắng mọi kẻ thù nguy hiểm.
 
Tìm hiểu kỹ về lịch sử bức tượng còn là điều khiến bất kỳ ai một khi tường tận sẽ càng thêm quý, thêm yêu, thêm nâng niu trân trọng, cảm phục "tấm lòng son sắt” một lòng theo Đảng, theo Bác Hồ của người Jrai xã Ia Lang. Bức tượng do Chi bộ xã E3 (Ia Lang, Đức Cơ bây giờ) gìn giữ. Đồng chí bí thư này hy sinh, đồng chí bí thư khác lên thay gìn giữ và sử dụng để làm công tác tuyên truyền, dân vận, kết nạp đảng viên từ năm 1962-1967. Ngày 17-6-1994, bức tượng đã được trao li cho Bo tàng H Chí Minh chi nhánh Gia Lai và Kon Tum, lưu gi vĩnh vin để tuyên truyền, giới thiệu đến khách tham quan.
 
          Khách tham quan khi được tận mắt ngắm nhìn bức tượng không khỏi bồi hồi xúc động. Niềm tin vào Bác Hồ, vào cách mạng được kết tinh trong bức tượng Bác Hồ bằng đồng bé nhỏ, đã trở thành sức mạnh vật chất hùng hậu, diệu kỳ, là niềm cỗ vũ, động viên đồng bào các dân tộc Gia Lai trong công cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược và xây dựng đất nước trong thời kỳ mới, xứng đáng với lòng tin yêu của Đảng, Bác Hồ vĩ đại.
 
4. Bản điêu khắc Di chúc Bác Hồ năm 1969.
 
 
 
Trước khi qua đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta một di sản quý giá, đó chính là bản Di chúc thiêng liêng, tài liệu mà Người đã chuẩn bị trong nhiều năm, đó là lời căn dặn cuối cùng, là tình yêu và niềm tin Người gửi lại cho các thế hệ mai sau.
 
Với trách nhiệm trước hậu thế, Chủ Tịch Hồ Chí Minh cân nhắc từng ý, từng lời nhưng mỗi ý mỗi lời trong Di chúc đều giản dị, chân thành, trong sáng, tự nhiên như chính cuộc đời mà Người đã sống.
 
Trong Di chúc, Bác cũng chỉ nói tóm tắt có vài việc nhưng đó đều là những việc lớn có tính định hướng chiến lược lâu dài cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đi tiếp con đường mà Người đã chọn. ... Mỗi câu mỗi chữ trong Di chúc còn toát lên phẩm chất, nhân cách của một con người vĩ đại mà khiêm nhường hết mực. Mỗi câu, mỗi chữ dồn nén bao cảm xúc, chứa chan tình yêu đối với thiên nhiên, con người và cuộc đời.
 
Năm 1982, ông Trịnh Tấn Thời, sống ở Pleiku là mt trong nhng người đã đóng góp mt phn nh bé ca mình vào công trình “th hin lòng dân vi Bác”, bằng bản điêu khc Di chúc của Bác Hồ đề ngày 10-5-1969.
 
Bn điêu khc Di chúc được ông Trịnh Tấn Thời điêu khc vào 1983, trong vòng 20 ngày, kích thước 1,46m x 1,15m, bng g lng mc, dưới hình thc cưa lng, nhũ đồng, trích trong Di chúc ca Ch tch H Chí Minh, đề ngày 10-5-1969, kể cả những chỗ Bác Hồ còn cân nhắc bằng bút đỏ. Bng tt c tm lòng, s tôn kính ca mình đối vi Bác H, khi điêu khc tác phm Di chúc này ông Trịnh Tấn Thời còn rt tr, ông đã dành hết tâm huyết vào tác phm ngh thut ca mình, từng nét chữ, từng câu đều được ông khắc rất tỉ mỉ, rất giống với từng nét chữ của Bác viết trong Di chúc. Đây có th được coi là  mt tác phm nghệ thuật duy nhất hiện nay tại Việt Nam.
 
Mỗi lần đọc lại Di chúc của Bác, trong lòng mỗi người dân Gia Lai đều thấy như khám phá thêm những điều mới mẻ, mỗi người đều tự nhủ rằng phải thực hiện tốt Di huấn mà Bác Hồ đã để lại, phải làm tốt những nhiệm vụ đang đặt ra trước mắt, những việc đang phải hoàn thành, phải vượt qua yếu kém để không ngừng hoàn thiện bản thân mình.
 
Thật khó có thể dùng hết ngôn từ để diễn tả tình dân với Bác, lòng Bác với dân, song có lẽ thông qua những hiện vật quý hiếm “độc nhất vô nhị” hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh Gia Lai và Kon Tum chính là những tài sản chứa đựng những giá trị vô giá về lòng tin suốt đời đi theo Đảng, theo Bác Hồ của người dân Tây Nguyên.
 
          Sự hiện hữu của một “địa chỉ đỏ” lưu giữ những hình ảnh, tư liệu, hiện vật quý về Bác Hồ trên mảnh đất Tây Nguyên chính là biểu tượng cho sự bất diệt về tấm lòng thuỷ chung sắt son của nhân dân Tây Nguyên nói chung, Gia Lai nói riêng đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Vì thế, trong cuộc vận động "Học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh", Bảo tàng tỉnh Gia Lai đã giữ một vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng, tư tưởng tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đến nhân dân các dân tộc trong tỉnh; cổ vũ, động viên khối đại đoàn kết các dân tộc Gia Lai ra sức xây dựng tỉnh nhà ngày càng giàu đẹp cùng với nhân dân cả nước vững bước tiến lên chủ nghĩa xã hội./.
 
 Ngô Thị Thu Quyên 
 

Tra cứu thông tin

Quy hoạch - Kế hoạch

Dự án đầu tư – Mua sắm công