Kế hoạch khắc phục, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh - PCI của tỉnh Gia Lai năm 2022 và các năm tiếp theo

Ngày đăng: 22/08/2022, 08:55

KẾ HOẠCH

Khắc phục, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh Gia Lai (PCI)
năm 2022 và các năm tiếp theo



Nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả và đồng bộ các hoạt động cải thiện môi
trường kinh doanh, qua đó cải thiện điểm số và thứ hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
(PCI) năm 2022 và các năm tiếp theo; UBND tỉnh ban hành kế hoạch như sau:


I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích


- Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện các nhiệm vụ một cách đồng bộ để cải
thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp, tiếp tục thực hiện có hiệu
quả nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện
những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng
lực cạnh tranh quốc gia năm 2022, qua đó cải thiện chỉ số PCI của tỉnh.


- Kịp thời khắc phục, cải thiện chỉ số còn thấp điểm, góp phần tăng vị trí xếp
hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI); một mặt góp phần xây dựng cơ quan,
đơn vị trong sạch, vững mạnh, phục vụ nhân dân, doanh nghiệp được tốt hơn.


- Nâng cao chất lượng, quản lý điều hành của các cơ quan nhà nước; các sở, ban,
ngành, địa phương; hướng đến sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp trên cơ sở
chuyển biến mạnh mẽ thái độ phục vụ, hướng đến xây dựng chính quyền điện tử, phấn
đấu đưa các chỉ số thành phần, các chỉ số con thuộc chỉ số thành phần của PCI Gia Lai
năm 2022 và các năm tiếp theo đạt kết quả tốt hơn.


2. Yêu cầu


- Gắn nhiệm vụ nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh với việc triển khai nhiệm
vụ chuyên môn của các cơ quan, đơn vị; thực hiện toàn diện, có chất lượng, hiệu quả
nhiệm vụ này; thường xuyên theo dõi việc triển khai các nhiệm vụ; gắn cải cách hành
chính với cải thiện môi trường kinh doanh. Tăng cường kiểm tra, đôn đốc, đánh giá
kết quả triển khai thực hiện của các cấp, các ngành, địa phương.
- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các sở, ban, ngành, địa
phương trong việc cải thiện và nâng cao chất lượng các chỉ tiêu cụ thể cấu thành lên
mỗi chỉ số thành phần của PCI. Thực hiện các giải pháp phải trọng tâm, trọng điểm,
cụ thể, rõ ràng, phù hợp với thực tế và mang tính khả thi cao. Thủ trưởng các sở, ban,
ngành, địa phương tăng cường chỉ đạo toàn diện, thống nhất trong việc thực hiện các
nhiệm vụ, giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh gắn với nâng cao chất lượng quản
lý, điều hành, chất lượng hoạt động công vụ.
- Tăng cường sự phối hợp giữa các sở, ban, ngành, địa phương trong công tác
hỗ trợ doanh nghiệp; nắm bắt, giải quyết kịp thời khó khăn, vướng mắc của doanh2
nghiệp, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp được
cạnh tranh công bằng, lành mạnh.
- Tập trung đẩy mạnh khai thác, sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin trong
công tác điều hành, giải quyết thủ tục hành chính để giảm thiểu tối đa các chi phí phát
sinh về thời gian và tài chính cho các doanh nghiệp khi thực hiện các thủ tục hành
chính tại tỉnh.


II. MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP


1. Mục tiêu


Nhằm thúc đẩy cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao chất lượng giải quyết
thủ tục hành chính và phục vụ doanh nghiệp, từ đó tạo lập môi trường kinh doanh thuận
lợi, tăng niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp vào hệ thống chính quyền, tăng động
lực thúc đẩy doanh nghiệp phát triển cũng chính là góp phần thúc đẩy phát triển kinh
tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tới. Phấn đấu chỉ số PCI tỉnh Gia Lai năm 2022 nằm
trong nhóm 20 tỉnh, thành có chỉ số PCI cao nhất cả nước.


2. Giải pháp


- Các sở, ngành đề ra các giải pháp cụ thể để tiếp tục duy trì các chỉ số con có
mức xếp hạng cao; tập trung các giải pháp cải thiện các chỉ số con có mức xếp hạng
thấp, lấy mục tiêu cao nhất để phấn đấu, đặc biệt là các chỉ số con là biến mới năm
2021.


- Tập trung phấn đấu cải thiện 10 chỉ số thành phần, đặc biệt là phân công trách
nhiệm cụ thể cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc (của các sở, ngành, UBND các huyện,
thị xã, thành phố) phụ trách đầy đủ 142 chỉ số con thuộc 10 chỉ số thành phần PCI.


- Phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các sở, ban, ngành, địa
phương trong cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh theo hướng không ngừng đổi
mới phương pháp lãnh đạo, chỉ đạo điều hành, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả, tạo niềm
tin đối với người dân và doanh nghiệp. Chú trọng trách nhiệm người đứng đầu trong
công tác giám sát cán bộ cấp dưới trong thực thi công vụ, tiếp xúc, làm việc trực tiếp
với doanh nghiệp, người dân.


- Tăng cường hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành của bộ máy chính quyền từ
cấp tỉnh đến địa phương; rút ngắn khoảng cách và đảm bảo sự chỉ đạo điều hành của
lãnh đạo tỉnh được thực thi nghiêm túc ở cấp sở, ngành, địa phương; tăng cường công
tác kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc việc triển khai thực hiện của cơ quan, đơn vị, xử lý
kịp thời các vấn đề phát hiện qua kiểm tra, giám sát. Nâng cao chất lượng giải quyết
thủ tục hành chính liên quan đến người dân và doanh nghiệp; tạo môi trường thuận lợi
cho hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh trên các lĩnh vực.


- Xây dựng trang thông tin điện tử minh bạch với tất các các thông tin liên quan
đến hoạt động của các sở, ban, ngành, địa phương; phục vụ tra cứu, tìm hiểu hoặc tham
gia đóng góp ý kiến của người dân và doanh nghiệp; tập trung nhân lực cho chuyên
mục hỏi đáp trên trang website, trả lời ngay khi người dân và doanh nghiệp phản ánh,
kiến nghị. Tích cực nắm bắt, giải quyết những kiến nghị, khó khăn, vướng mắc cho3
người dân và doanh nghiệp; tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân và doanh nghiệp
phản ánh ý kiến, phản hồi về hoạt động của các sở, ban, ngành và địa phương, nhất là
phản ánh về tình trạng thiếu trách nhiệm, tiêu cực, nhũng nhiễu, xử lý nghiêm hành vi
xử lý công việc trái quy định, gây chậm trễ, thiếu minh bạch, thiếu trách nhiệm.


- Tiếp tục rà soát và công khai minh bạch các thủ tục hành chính (TTHC) nhằm
đơn giản hoá, giảm các TTHC không cần thiết và rút ngắn thời gian giải quyết TTHC
theo hướng phấn đấu giảm thời gian thực hiện từ 30-70% so với quy định của pháp
luật. Tăng cường thực hiện giải quyết TTHC trực tiếp sang giải quyết bằng dịch vụ
công trực tuyến, đảm bảo đúng thời gian và trước thời hạn các TTHC trực tuyến; kết
quả giải quyết được gửi đến người dân, doanh nghiệp thông qua dịch vụ bưu chính
công ích nhằm giảm thời gian đi lại. Cải cách quy trình nhận và trả kết quả, phân công
cán bộ chuyên môn thường xuyên hỗ trợ cán bộ tiếp nhận hồ sơ (nhân viên Bưu điện)
để gián tiếp hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ hợp lệ ngay từ đầu, hạn chế được hồ sơ bị
chỉnh sửa nhiều lần. Đẩy mạnh đăng ký qua mạng theo hướng chú trọng tổ chức tuyên
truyền sâu rộng trên các phương tiện thông tin cho doanh nghiệp biết và hiểu được sự
tiện ích cũng như thuận tiện của việc đăng ký doanh nghiệp qua mạng trực tiếp hoặc
gián tiếp (qua email, trực truyến qua zalo, viber,...).


- Thực hiện triển khai 100% các thủ tục hành chính đủ điều kiện để cung cấp
Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4 thiết yếu phục vụ người dân, doanh nghiệp.
Đẩy mạnh tuyên truyền thực hiện các dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) mức độ 3 và
4 tại trang Dịch vụ công của tỉnh (http://dichvucong.gialai.gov.vn) và qua Zalo Official
Account "Chính quyền điện tử tỉnh Gia Lai"; tăng cường sử dụng dịch vụ bưu chính
công ích (BCCI); góp phần tạo thói quen và giúp người dân và doanh nghiệp hiểu được
lợi ích của DVCTT và BCCI; hạn chế nộp hồ sơ giấy trong giải quyết TTHC”.


- Phát huy và nâng cao hiệu quả Trung tâm phục vụ hành chính công của tỉnh;
ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà
nước, xây dựng chính quyền điện tử gắn với cải cách hành chính, nâng cao năng lực
cạnh tranh; giảm thiểu tình trạng tiếp xúc trực tiếp, không phát sinh chi phí không
chính thức, tiết kiệm thời gian cho người dân và doanh nghiệp.


- Các sở, ngành, địa phương thường xuyên quán triệt, đào tạo nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức công vụ cho đội ngũ cán bộ công chức để đảm bảo
thực hiện tốt nhiệm vụ trên tinh thần hỗ trợ doanh nghiệp. Tăng cường kỷ luật, kỷ
cương hành chính, thường xuyên kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, xử
lý theo quy định và thẩm quyền đối với tập thể, cá nhân vi phạm các quy định trong
thực thi công vụ; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong đội ngũ công chức, viên chức về
trách nhiệm, tác phong, năng lực trong thực thi công vụ, nhất là người đứng đầu các
cơ quan, đơn vị.


- Tạo các điều kiện, hành lang, môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển.
Đối với các hội nghị sơ kết, tổng kết, các hội nghị lớn, quan trọng, khi xây dựng các
chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương cần quan tâm mời, lấy
ý kiến của các chi hội doanh nghiệp, doanh nhân ở địa phương. Tổ chức Hội nghị gặp4
mặt, đối thoại doanh nghiệp hằng năm, tăng cường các hoạt động kết nối, hỗ trợ doanh
nghiệp để lắng nghe, xử lý kịp thời các khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện cho doanh
nghiệp phát triển, nhất là tác động của đại dịch Covid-19. Nâng cao vai trò của các
hiệp hội doanh nghiệp tỉnh trong việc kết nối thông tin giữa các cơ quan quản lý nhà
nước với doanh nghiệp, hình thành cầu nối cho sự phát triển của doanh nghiệp; thông
qua các Hiệp hội doanh nghiệp nắm bắt và có hướng tháo gỡ, xử lý kịp thời các nhu
cầu, tâm tư, nguyện vọng của doanh nghiệp. Thường xuyên tổ chức truyền thông trên
phương tiện thông tin đại chúng và Website về kết quả tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ phát
triển doanh nghiệp. Qua đó, cộng đồng doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước sẽ cùng
chung tay cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh.


- Chủ động rà soát văn bản quy phạm pháp luật, đề xuất cơ quan có thẩm quyền
xem xét xử lý các quy định mâu thuẫn, chồng chéo, hoặc không còn phù hợp với thực
tế phát triển kinh tế - xã hội. Việc thực thi nhiệm vụ đảm bảo nghiêm minh, theo đúng
quy trình, quy định; giải quyết dứt điểm, kịp thời, thỏa đáng, đúng thẩm quyền các
phản ánh, kiến nghị, khiếu nại của doanh nghiệp, người dân.


- Các sở, ngành, địa phương phải chủ động phối hợp, xử lý, giải quyết các vấn
đề thuộc chuyên ngành và thẩm quyền. Trường hợp vượt thẩm quyền thì phải kịp thời
báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền giải quyết theo đúng quy định.
- Các cơ quan thanh tra, thuế, bảo hiểm xã hội, quản lý thị trường, công an,...


cần chủ động phối hợp rà soát, đảm bảo thống nhất kế hoạch thanh, kiểm tra không
trùng lắp; không để xảy ra tình trạng thanh tra, kiểm tra quá 01 lần/năm đối với doanh
nghiệp; trường hợp thanh tra, kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật, chỉ
ban hành quyết định thanh tra, kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm rõ ràng.


- Các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố lập đường dây nóng để tiếp
nhận thông tin phản ánh, khiếu nại, tố cáo của người dân và doanh nghiệp, hướng dẫn,
giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc. Kết quả xử lý các tổ chức, cá nhân vi
phạm được công khai trên các phương tiện thông tin, đại chúng và trả lời cụ thể cho
đối tượng khiếu nại, tố cáo theo quy định.


- Tổ chức rà soát, đánh giá quỹ đất trên địa bàn tỉnh, nhất là quỹ đất sạch và cơ
sở nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước, tạo quỹ đất sạch để phục vụ thu hút, kêu gọi đầu tư
trên địa bàn tỉnh.


- UBND các huyện, thị xã, thành phố khi lập hồ sơ cấp quyết định chấp thuận
chủ trương đầu tư đối với các dự án có quỹ đất do nhà nước quản lý theo quy định của
Luật Đầu tư phải cập nhật vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; cập nhật hoặc điều
chỉnh quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết xây dựng; có ý kiến thống nhất của Ban
Thường vụ các huyện uỷ, thị uỷ và thành uỷ. Sau khi được UBND tỉnh chấp thuận chủ
trương đầu tư thì UBND các huyện, thị xã, thành phố phải chủ động giải quyết các
công việc có liên quan như xử lý tài sản công hoặc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư,
thu hồi đất (nếu có) để khi có nhà đầu tư thì triển khai được ngay. Đồng thời phải công
khai, minh bạch các thông tin có liên quan đến dự án đầu tư đã được chấp thuận trên
website của đơn vị để người dân và doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận.


- Xây dựng kế hoạch hỗ trợ cụ thể, phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp,
đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật các kiến thức và kỹ năng cần thiết cho đội ngũ lãnh đạo
quản lý doanh nghiệp. Ưu tiên chuyển giao các dự án khoa học kỹ thuật vào sản xuất,
hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận, quảng bá sản phẩm thông qua hội nghị xúc tiến thương
mại, giao thương hàng hóa và sàn giao dịch thương mại điện tử.


- Chú trọng hỗ trợ người dân và doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh
doanh, khắc phục các tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19. Khuyến khích doanh
nghiệp cơ cấu lại sản xuất, kinh doanh hướng tới phát triển bền vững, trong đó chú
trọng các yếu tố bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, tạo cơ hội việc làm cho
nhóm đối tượng dễ bị tổn thương.


- Nghiên cứu áp dụng công nghệ thông tin liên thông trong đăng ký doanh nghiệp
và đăng ký đủ điều kiện kinh doanh (liên thông giữa Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ
quan có chức năng cấp giấy phép). Triển khai việc chủ sử dụng lao động, đề nghị cấp
mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội và đăng ký sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp
được thực hiện đồng thời trong quá trình thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp.


- Các sở, ngành, địa phương có chức năng cấp giấy phép nghiên cứu xây dựng đề
án dịch vụ công về lĩnh vực quản lý để triển khai ngay trong năm 2022.


- Thường xuyên cập nhật các thông tin, các mặt làm được, các chủ trương, chính
sách của tỉnh, các hoạt động liên quan đến doanh nghiệp trên trang thông tin điện tử
của các cấp, các ngành và của tỉnh. Báo Gia Lai, Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh
thường xuyên tổ chức tuyên truyền kết quả tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ phát
triển doanh nghiệp của sở, ngành, địa phương; nhất là trong 2 tháng cao điểm
tháng 8 và tháng 9 hàng năm (Nâng cao chiến dịch truyền thông trong thời điểm lấy ý
kiến đánh giá PCI của tỉnh).

 

File đính kèm

    Kế hoạch khắc phục, nâng cao chỉ số PCI năm 2022 và các năm tiếp theo.signed.signed.signed.pdf
    Bảng phân công nhiệm vụ chỉ số con PCI.pdf
Tra cứu thông tin

Quy hoạch - Kế hoạch

Dự án đầu tư – Mua sắm công