Kế hoạch khắc phục, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh - PCI của tỉnh Gia Lai năm 2021 và các năm tiếp theo

Ngày đăng: 01/08/2022, 07:24

KẾ HOẠCH

Khắc phục, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh - PCI

trong năm 2022 và những năm tiếp theo

 

Thực hiện nội dung Thông báo số 92/TB-VP ngày 20/07/2022 của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thông báo Kết luận của đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh tại Hội nghị nghe báo cáo kết quả đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành, địa phương năm 2021 và kế hoạch khắc phục, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2022, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện các nhiệm vụ một cách đồng bộ để cải
thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp, tiếp tục thực hiện có hiệu
quả
Thông báo số 92/TB-VP ngày 20/07/2022 của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thông báo Kết luận của đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh tại Hội nghị nghe báo cáo kết quả đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành, địa phương năm 2021 và kế hoạch khắc phục, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2022.

Kịp thời xây dựng, đề ra những giải pháp khắc phục những hạn chế, tồn tại  để góp phần nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh của Ngành cùng với với mục tiêu thúc đẩy cải thiện môi trường kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; Nâng cao chất lượng, quản lý điều hành của bộ máy chính quyền Sở, hướng đến sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp trên cơ sở chuyển biến mạnh mẽ thái độ phục vụ, hướng đến xây dựng chính quyền điện tử, phấn đấu đưa các chỉ số thành phần, các chỉ số con thuộc chỉ số thành phần của PCI Gia Lai năm 2022 và các năm tiếp theo đạt kết quả tốt hơn.

2. Yêu cầu

Lấy nhiệm vụ nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh gắn với việc triển khai nhiệm vụ chuyên môn của các phòng chuyên môn, đơn vị sự nghiệp; thực hiện toàn diện, có chất lượng, hiệu quả nhiệm vụ này; thường xuyên theo dõi việc triển khai các nhiệm vụ; gắn cải cách hành chính với cải thiện môi trường kinh doanh. Tăng cường kiểm tra, đôn đốc, đánh giá kết quả triển khai thực hiện của các phòng chuyên môn và đơn vị sự nghiệp trực thuộc.

 

 

Bám sát Bộ chỉ số DDCI được ban hành tại Quyết định số 673/QĐ-UBND ngày 07/10/2021 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương (DDCI) tỉnh Gia Lai năm 2021 và các năm tiếp theo. Thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, quán triệt công chức, viên chức nâng cao văn hóa công vụ. Đề cao ý thức trách nhiệm và ý thức kỷ luật trong hoạt động công vụ nhằm phục vụ tốt nhất yêu cầu của người dân, doanh nghiệp, nâng cao mức độ hài lòng của người dân.

Tập trung đẩy mạnh khai thác, sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác điều hành, giải quyết thủ tục hành chính để giảm thiểu tối đa các chi phí phát sinh về thời gian và tài chính cho các doanh nghiệp khi thực hiện các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch

II. MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP

1. Mục tiêu

Thúc đẩy cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính và phục vụ doanh nghiệp. Từ đó tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi, tăng niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp vào hệ thống chính quyền, tăng động lực thúc đẩy doanh nghiệp phát triển cũng chính là góp phần nâng cao Chỉ số DDCI của Sở, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tới; góp phần thực hiện có hiệu quả Thông báo số 92/TB-VP ngày 20/07/2022 của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thông báo Kết luận của đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh tại Hội nghị nghe báo cáo kết quả đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành, địa phương năm 2021 và kế hoạch khắc phục, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2022 từ đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tới. phấn đấu chỉ số PCI tỉnh Gia Lai năm 2022 tăng được 05 bậc so với năm 2021 và đến năm 2025 đạt top 20.

2. Giải pháp

2.1. Phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, trong cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh theo hướng không ngừng đổi mới phương pháp lãnh đạo, chỉ đạo điều hành, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả, tạo niềm tin đối với người dân và doanh nghiệp. Chú trọng trách nhiệm người đứng đầu trong công tác giám sát công chức cấp dưới tiếp xúc, làm việc trực tiếp với doanh nghiệp.

2.2. Tăng cường hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành; rút ngắn khoảng cách từ chỉ đạo điều hành của lãnh đạo tỉnh đến thực thi ở cấp sở, các phòng chuyên môn, đơn vị sự nghiệp; tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc việc triển khai thực hiện của các phòng chuyên môn, đơn vị sự nghiệp, xử lý kịp thời các vấn đề phát hiện qua kiểm tra, giám sát. Nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến người dân và doanh nghiệp; tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp trên các lĩnh vực thuộc Ngành quản lý.

2.3. Xây dựng trang thông tin điện tử minh bạch với tất các các thông tin liên quan đến hoạt động của Sở; phục vụ tra cứu, tìm hiểu hoặc tham gia đóng góp ý kiến của người dân và doanh nghiệp; tập trung nhân lực cho chuyên mục hỏi đáp trên trang thông tin điện tử của Sở; trả lời ngay khi người dân và doanh nghiệp phản ánh, kiến nghị. Tích cực nắm bắt, giải quyết những kiến nghị, khó khăn, vướng mắc cho người dân và doanh nghiệp; tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân và doanh nghiệp phản ánh ý kiến, phản hồi về hoạt động của sở, các phòng chuyên môn, đơn vị sự nghiệp, nhất là phản ánh về tình trạng thiếu trách nhiệm, tiêu cực, nhũng nhiễu, xử lý nghiêm hành vi xử lý công việc trái quy định, gây chậm trễ, thiếu minh bạch, thiếu trách nhiệm khiến doanh nghiệp phải đi lại nhiều lần khi hoàn thiện thủ tục hành chính, góp phần tạo sự thân thiện, an toàn, minh bạch trong môi trường kinh doanh.

2.4. Tiếp tục rà soát các thủ tục hành chính (TTHC) để rút ngắn thời gian giải quyết, đơn giản hoá TTHC, giảm bớt các TTHC không cần thiết; rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục hành chính theo hướng phấn đấu giảm từ 30-70% thời gian thực hiện TTHC so với quy định của pháp luật. Tăng cường thực hiện giải quyết TTHC trực tiếp sang giải quyết bằng hình thức trực tuyến, đảm bảo giải quyết đúng thời gian và trước thời hạn các thủ tục hành chính trực tuyến; kết quả giải quyết thủ tục hành chính được gửi đến tận nhà thông qua dịch vụ bưu chính công ích nhằm giảm thời gian đi lại cho doanh nghiệp; công khai minh bạch thủ tục hành chính.

2.5. Phát huy và ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, xây dựng chính quyền điện tử gắn với cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh; giảm thiểu tình trạng tiếp xúc trực tiếp, không phát sinh chi phí không chính thức, tiết kiệm thời gian cho người dân và doanh nghiệp.

2.6. Thường xuyên quán triệt, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức công vụ cho đội ngũ công chức để đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ trên tinh thần hỗ trợ doanh nghiệp. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, thường xuyên kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, xử lý theo theo quy định và thẩm quyền đối với tập thể, cá nhân vi phạm các quy định trong thực thi công vụ; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong đội ngũ công chức, viên chức về trách nhiệm, tác phong, năng lực trong thực thi công vụ.

2.7. Đối với các hội nghị sơ kết, tổng kết, các hội nghị lớn, việc xây dựng các chương trình, kế hoạch của Ngành cần quan tâm mời, lấy ý kiến của các chi hội doanh nghiệp, doanh nhân ở địa phương. Tăng cường các hoạt động kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp để lắng nghe, xử lý kịp thời các khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển.

2.8. Chủ động rà soát văn bản quy phạm pháp luật, đề xuất cơ quan có thẩm quyền xem xét xử lý các quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp. Việc thực thi nhiệm vụ đảm bảo nghiêm minh, theo đúng quy trình, quy định; giải quyết dứt điểm, kịp thời, thỏa đáng, đúng thẩm quyền các đơn phản ánh, kiến nghị, khiếu nại của doanh nghiệp. Chủ động xử lý, giải quyết các vấn đề thuộc Ngành quản lý; trường hợp vượt thẩm quyền thì phải kịp thời báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân tỉnh hoặc xin hướng dẫn của các bộ, ngành. Tránh để xảy ra trường hợp khi áp dụng vào thực tiễn thì vướng mắc, lúng túng; dẫn đến gây mất thời gian cho doanh nghiệp.

2.9. Chủ động phối hợp rà soát, đảm bảo thống nhất kế hoạch thanh, kiểm tra không trùng lắp; không để xảy ra tình trạng thanh tra, kiểm tra quá 01 lần/năm đối với doanh nghiệp; trường hợp thanh tra, kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật, chỉ ban hành quyết định thanh tra, kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm rõ ràng.

2.10. Công khai đường dây nóng để giải quyết những khó khăn, vướng mắc; tiếp nhận những khiếu nại, tố cáo của người dân và doanh nghiệp trên các lĩnh vực thuộc Ngành quản lý. Kịp thời xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm và tiến hành công khai trên trang thông tin điện tử và trả lời cụ thể cho đối tượng khiếu nại, tố cáo.

2.11. Tập trung thực hiện các giải pháp cải thiện 142 chỉ số con thuộc 10 chỉ số thành phần PCI. (Bảng phân công nhiệm vụ cụ thể kèm theo Kế hoạch này).

III. NHIỆM VỤ

- Phối hợp triển khai có hiệu quả “Đề án thí điểm chuyển giao một số nhiệm vụ dịch vụ hành chính công trên địa bàn tỉnh để Bưu điện thực hiện”; tuyên truyền vận động người dân tham gia sử dụng có hiệu quả dịch vụ bưu chính công ích (BCCI).

- Thực hiện rà soát, công bố danh mục thủ tục hành chính một cách công khai, minh bạch; giải quyết công việc một cách thống nhất, hài hoà và nhanh gọn cho người dân, doanh nghiệp; hàng năm tiến hành đề xuất, nâng cấp ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cấp trang thiết bị CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp.

- Tổ chức các chương trình, hoạt động bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho lãnh đạo và người lao động của doanh nghiệp (thuộc lĩnh vực văn hoá, thể thao và du lịch) kịp thời nắm bắt và triển khai thực hiện.

- Phối hợp các sở, ngành, địa phương chủ động, kịp thời trong việc xử lý các kiến nghị, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp. Rà soát, kiến nghị bãi bỏ các quy định pháp luật về du lịch và dịch vụ liên quan không còn phù hợp; cải cách mạnh mẽ các thủ tục hành chính và giảm chi phí kinh doanh về hoạt động du lịch.

- Phối hợp các sở, ngành, địa phương và doanh nghiệp xây dựng, thẩm định và
trình phê duyệt hồ sơ chấp thuận chủ trương đầu tư các dự án thuộc lĩnh vực văn
hoá, thể thao và du lịch.

- Tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến đầu tư du lịch, tìm kiếm đối tác kinh
doanh, cung cấp thông tin về tiềm năng, lợi thế đối với các sản phẩm du lịch thế mạnh của địa phương.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Trưởng các phòng chuyên môn, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc sở: Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ động triển khai thực hiện nhiệm vụ, giải pháp cụ thể của Kế hoạch này và báo cáo tình hình, kết quả thực hiện tại các cuộc họp giao ban hàng quý.

2. Giao Văn phòng Sở kiểm tra theo dõi, đôn đốc, tổng hợp tình hình thực hiện Kế hoạch này, kịp thời báo cáo Giám đốc Sở những phát sinh, đồng thời tổng hợp đề xuất các giải pháp để khắc phục những hạn chế, yếu kém phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện.

Căn cứ nội dung Kế hoạch này, yêu cầu các phòng chuyên môn, các đơn vị trực thuộc Sở triển khai thực hiện./.

 

File đính kèm

    57kh.signed.signed.pdf
Tra cứu thông tin

Quy hoạch - Kế hoạch

Dự án đầu tư – Mua sắm công