Phát huy hiệu quả giá trị bản sắc văn hóa dân tộc góp phần phát triển Du lịch, xây dựng nếp sống Văn minh đô thị trên địa bàn thành phố.

Ngày đăng: 14/01/2021, 15:36

Quán triệt đường lối của Đảng, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển; Hội nghị lần thứ 10 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) đã khẳng định, phát triển văn hóa gắn liền với phát triển kinh tế và xây dựng Đảng, củng cố hệ thống chính trị; đảm bảo thực hiện tốt 3 lĩnh vực trên là điều kiện đảm bảo cho sự phát triển bền vững của đất nước.Việc bảo tồn và phát huy vốn văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc để phát triển Du lịch hiện nay là việc làm rất cần thiết, có ý nghĩa rất quan trọng bởi nó sẽ tạo cho kinh tế phát triển mạnh mẽ và vững chắc; nhất là trong thời kỳ đất nước mở cửa và hội nhập.
 
Thành ủy Pleiku đã ban hành Chương trình số 45 – CTr/TU ngày 24/5/2017 về việc thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Với quan điểm “Tạo hình ảnh điểm đến, thương hiệu du lịch mang đặc trưng riêng của Pleiku; phát triển du lịch theo hướng xanh sạch, đẹp, an ninh – an toàn và thân thiện, gắn với giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống”.
 
Trong thời gian qua, Phòng Văn hóa và Thông tin đã tham mưu cho UBND thành phố thực hiện tốt công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn; nhất là trong giai đoạn 2010 – 2020. Đề án Xây dựng và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số, Đề án Bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa dân tộc, Kế hoạch phát triển phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa’’, Đề án xây dựng nếp sống văn minh đô thị…
 
Nhờ vậy công tác bảo tồn, phát huy văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn thành phố đã đạt được những kết quả nhất định; Hội thi văn hóa - thể thao dân tộc thiểu số được duy trì tổ chức mỗi năm 01 lần, với các hoạt động văn hóa - thể thao phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc…ý thức bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ngày càng được phát huy. Qua các lần tổ chức Festival Cồng chiêng tại Pleiku đã góp phần giới thiệu, quảng bá văn hóa con người Pleiku đến bạn bè trong nước và quốc tế.
 
Công tác sưu tầm, nghiên cứu, bảo tồn, bảo tàng văn hóa vật thể và phi vật thể của các dân tộc được quan tâm, giữ gìn và phát huy. Hiện nay trên địa bàn thành phố trên 80 bộ cồng chiêng, trên 30 đội nghệ nhân biểu diễn cồng chiêng. Có 6 Di tích lịch sử, văn hóa; đã xếp hạng 05 di tích, trong đó có 2 di tích cấp Quốc gia, 3 di tích cấp tỉnh, 01 di tích đang làm hồ sơ đề nghị công nhận. một số di tích đã được đưa vào khai thác phát triển Du lịch và phục vụ giáo dục truyền thống cách mạng, tiêu biểu như: Di tích lịch sử Nhà lao Pleiku, di tích Đền tưởng niệm mộ Liệt sỹ tại phường Hội Phú và di tích thắng cảnh Biển Hồ… Tại các làng đồng bào dân tộc thiểu số còn lưu giữ 84 bộ cồng chiêng cổ có giá trị; có 30 đội cồng chiêng và múa xoang. 100% hộ gia đình có phương tiện nghe nhìn hiện đại. 290.154 thuê bao di động, đạt 125,78 máy/100 dân, tăng 72% so với năm 2010.

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” phát triển mạnh, được nhân dân đồng tình hưởng ứng và mang lại hiệu quả tốt. Đời sống văn hóa tinh thần của đại bộ phận nhân dân được nâng lên, tỉ lệ gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa năm sau cao hơn năm trước. Năm 2010 có 40.388/46.079 hộ gia đình được công nhận gia đình văn hóa, đạt 87,65%; 189/248 thôn, làng, tổ dân phố đạt chuẩn văn hóa, chiếm 76,2%; 127/143 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa, chiếm 88,8%. Năm 2019, có 51.178/52.588 hộ gia đình được công nhận gia đình văn hóa, đạt 97,3%; 166/175 thôn, làng, tổ dân phố đạt chuẩn văn hóa, chiếm 94,8%; cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa chiếm 96%. Năm 2020 có 82/112 cơ quan, đơn vị đạt văn hóa (73,2%) thì đến cuối năm 2019 đã có 141/147 cơ quan, đơn vị đạt văn hóa (96%) tăng 22,8%

Các hoạt động thể dục thể thao thường xuyên được tổ chức, phát triển sâu rộng, đảm bảo về chất lượng chuyên môn, thu hút nhân dân tham gia ngày càng nhiều. Công tác xã hội hóa về thể dục, thể thao ngày càng được chú trọng, đã huy động mọi tầng lớp nhân dân, các doanh nghiệp trên địa bàn tham gia một cách tự nguyện, tích cực.Năm 2010, có 26% số người tập luyện thể dục thể thao thường xuyên và 19% gia đình tập luyện thể dục thể thao; đến năm 2019, có 38,5% số người tập luyện thể dục thể thao thường xuyên và 29% gia đình tập luyện thể dục thể thao. Tổ chức thành công Đại hội thể dục thể thao thành phố lần thứ VIII năm 2017.
Trên địa bàn thành phố hiện có 40 sân bóng đá, 30 sân cỏ mini, 60 sân bóng chuyền, 39 điểm sân quần vợt, 12 nhà tập thể dục, 12 cơ sở tập luyện thẩm mỹ, 20 điểm tập võ thuật, 127 bộ dụng cụ thể dục thể thao ngoài trời.

Xác định Văn hóa là mục tiêu, đồng thời là nền tảng và động lực của phát triển. Văn hóa góp phần phát triển tiềm năng “con người” và tiềm năng trí tuệ của con người; Chính vì vậy, nhiều năm qua, Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố đã chỉ đạo ngành Văn hóa – thông tin tăng cường công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực này, nhằm đảm bảo mọi hoạt động văn hóa phát triển phù hợp với định hướng của Đảng, pháp luật của Nhà nước, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
 
Thông qua phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, và cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” kịp thời phát hiện ngăn chặn và đẩy lùi các hành vi xấu, phản văn hóa, góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc.
 
Để phát huy hiệu quả giá trị bản sắc văn hóa dân tộc góp phần phát triển Du lịch, xây dựng nếp sống Văn minh đô thị trên địa bàn thành phố,trong thời gian tới cần thực hiện một số nhiệm vụ sau đây:
 
Một là, tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa. Gắn trách nhiệm của chính quyền, các tổ chức đoàn thể và người dân trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. Tuyên truyền giáo dục pháp luật cho người dân, đề cao vai trò của nhân dân trong việc tham gia quản lý di tích, di sản văn hóa. 
 
Hai là, đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. Việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa không chỉ là trách nhiệm của ngành văn hóa mà là trách nhiệm của mọi cấp, mọi ngành, mọi tổ chức kinh tế, xã hội và các tầng lớp nhân dân. 
 
Ba là, tăng cường đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. Kết hợp giữa đầu tư, tôn tạo di tích, danh lam thắng cảnh với khai thác phát triển du lịch. 
 
Bốn là, khôi phục và duy trì các lễ hội văn hóa truyền thống. Hết sức coi trọng bảo tồn, kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, bảo tồn di tích lịch sử văn hóa, di sản văn hóa phi vật thể.
 
Thanh Trúc (Phòng VHTT thành phố)                                                                              

Tra cứu thông tin

Quy hoạch - Kế hoạch

Dự án đầu tư – Mua sắm công