Kế hoạch chuyển đổi số của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2023

Ngày đăng: 21/11/2022, 13:34

KẾ HOẠCH

Chuyển đổi số của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2023

 

Phần I

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM 2022

 

I. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN MỤC TIÊU ĐẶT RA NĂM 2022

Nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong các hoạt động tại Văn phòng Sở và các đơn vị trực thuộc, hiện đại hóa nền hành chính.

Nâng cao hiệu quả, chất lượng hệ thống cung cấp thông tin, dịch vụ công trực tuyến; đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4 phục vụ người dân và doanh nghiệp theo hướng hiệu quả (tiết kiệm thời gian, chi phí,…) tăng cường tiếp nhận, xử lý hồ sơ trên môi trường mạng, đơn giản hóa hồ sơ, giấy tờ giải quyết thủ tục hành chính của người dân, doanh nghiệp;

Tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến trên tổng số hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính đạt 100%; 100% hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính được thực hiện thông qua Hệ thống Một cửa điện tử liên thông của tỉnh.

Thực hiện tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích, kết nối mạng thông tin phục vụ công việc này theo quy định tại Thông tư số 17/2017/TT-BTTTT ngày 23/6/2017 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định một số nội dung và biện pháp thi hành Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích.

Ứng dụng hiệu quả CNTT trong hoạt động quản lý và điều hành của Sở và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc; thực hiện hiệu quả sử dụng chữ ký số, 100% các văn bản điện tử được trao đổi trong nội bộ và trao đổi với các cơ quan khác qua phần mềm quản lý văn bản và điều hành.

Cung cấp đầy đủ thông tin trên trang thông tin điện tử của Sở đúng theo quy định tại Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/06/2011 của Chính phủ về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước, chỉ đạo của UBND tỉnh tại văn bản số 659/UBND-KGVX ngày 02/4/2019 về tăng cường công khai thông tin lên cổng/trang thông tin điện tử và các văn bản khác có liên quan.

Trong năm 2021, xếp hạng 12/20 sở, ban ngành về mức độ ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển Chính quyền điện tử của tỉnh (năm 2022 chưa xếp loại).

100% công chức, viên chức và người lao động được tuyên truyền, phổ biến về thói quen, trách nhiệm và kỹ năng cơ bản bảo đảm an toàn thông tin.

100% văn bản trao đổi với các cơ quan nhà nước được thực hiện dưới dạng điện tử, được ký số bởi chữ ký số chuyên dùng, trừ văn bản mật theo quy định của pháp luật; 100% hồ sơ công việc được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước);

II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ NĂM 2022

1. Nhận thức số

1.1. Ngày Chuyển đổi số

Thực hiện tốt công tác tuyền truyền phổ biến hưởng ứng ngày Chuyển đổi số Quốc gia cụ thể: Triển khai Công văn số 1969/SVHTTDL-VP ngày 23/9/2022 về việc triển khai các hoạt động hưởng ứng ngày Chuyển đổi số Quốc gia năm 2022; phổ biến, tuyên truyền đến toàn thể công chức, viên chức và người lao động về Quyết định số 505/QĐ-TTg ngày 22/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ về ngày Chuyển đổi số Quốc gia; Kế hoạch 2141/KH-UBND ngày 21/9/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc Tổ chức các hoạt động hưởng ứng ngày Chuyển đổi số Quốc gia năm 2022 trên địa bàn tỉnh Gia Lai; thông tin để toàn thể công chức, viên chức và người lao động biết ngày 10 tháng 10 hằng năm là ngày Chuyển đổi số Quốc gia. Thay đổi cập nhật baner trên Trang thông tin điện tử của Sở hưởng ứng ngày Chuyển đổi số Quốc gia năm 2022; trang fanpage Văn hóa, Thể thao và Du lịch Gia Lai; trang fanpage Bảo tàng tỉnh Gia Lai. Đăng tải 04 tin, bài chuyên mục chuyển đổi số trên Trang thông tin điện tử; tuy nhiên việc tổ chức các hoạt động chỉ chủ yếu là thực hiện công tác tuyên truyền.

1.2. Kênh truyền thông trên nền tảng Zalo

Tạo lập 01 Zalo OA: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Gia Lai. Đăng tải 20 tin bài; thay đổi, cập nhật banner, đăng tải các tin bài về ngày Chuyển đổi số trên Zalo OA của Sở nhằm phổ biến, tuyên truyền đến người dân, hưởng ứng ngày Chuyển đổi số Quốc gia năm 2022 (các tin bài thuộc lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch, gia đình và chuyển đổi số, cải cách hành chính). Hiện tại lượt người theo dõi còn thấp, cần cải thiện trong năm 2023.

2. Thể chế số

Ban hành Kế hoạch số 56/KH-SVHTTDL ngày 08/9/2020 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc Ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch giai đoạn 2021 – 2025; Kế hoạch số 59/KH-SVHTTDL ngày 22/9/2020 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc Triển khai thực hiện Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17/4/2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ Tư.

Xây dựng và thực hiện Kế hoạch số 77/KH-SVHTTDL ngày 06/10/2021 về phát triển chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng năm 2022. Triển khai hoàn thành các mục tiêu đã đề ra trong năm 2022

Áp dụng đúng, đầy đủ, kịp thời các quy định của pháp luật, cơ chế, chính sách phát triển Chuyển đổi số của trung ương; tiếp tục xây dựng, cập nhật, ban hành quy trình nội bộ, quy trình điện tử đối với giải quyết thủ tục hành chính mới phát sinh hoặc được sửa đổi bổ sung; xây dựng, hoàn thiện các quy chế, quy định sử dụng và vận hành các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu chuyên ngành.

3. Hạ tầng số

Hệ thống mạng nội bộ đảm bảo việc kết nối thông suốt phục vụ các phần mềm dùng chung, trao đổi thông tin dữ liệu trong cơ quan. Tuy nhiên một số thời gian hệ thống vẫn bị chậm, lỗi kết nối liên thông dẫn đến một số văn bản gửi các cơ quan đơn vị bên ngoài bị lỗi, phải cập nhật lại.

Trang bị nâng cấp, sửa chữa máy tính cho cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu giải quyết công việc. Bảo đảm 100% các điều kiện về kỹ thuật như mang LAN, đường truyền Internet, máy vi tính…phục vụ cho các công việc được thực hiện thông suốt trên môi trường mạng, đồng thời hạ tầng đảm bảo an toàn thông tin; máy vi tính được trang bị cho 100% công chức.

Đảm bảo 100% văn bản đến và đi được xử lý trên phần mềm quản lý văn bản và điều hành tại các cơ quan, đơn vị; 100% văn bản được thực hiện chữ ký số cá nhân và tổ chức đúng theo quy định. Công chức, viên chức thực hiện việc trao đổi văn bản điện tử trong nội bộ qua phần mềm quản lý văn bản và điều hành và trao đổi với các cơ quan khác qua hệ thống mail công vụ.

Quán triệt, yều cầu 100% cán bộ công chức sử dụng phần mềm mã nguồn mở và một số phần mềm chuyên ngành được cấp có bản quyền khác.

4. Dữ liệu số

Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã xây dựng Ngân hàng dữ liệu tên đường và tên công trình công cộng tỉnh Gia Lai. Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 558/QĐ-UBND ngày 02/9/2021 về việc ban hành Cơ sở dữ liệu tên đường và công trình công cộng tỉnh Gia Lai. Hiện cơ sở dữ liệu này đang được cơ quan chuyên môn liên kết với Trang thông tin điện tử của Sở để đưa vào khai thác sử dụng rộng rãi.

Hoàn thành việc xây dựng và đưa vào hoạt động Cổng thông tin du lịch tỉnh Gia Lai nhằm tạo kênh truyền thông trực tuyến hiệu quả trong công tác xúc tiến, quảng bá du lịch, giới thiệu hình ảnh du lịch Gia Lai đến với du khách trong và ngoài nước. Cổng thông tin là cầu nối trung gian, hỗ trợ, quảng bá các sản phẩm, dịch vụ cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch trong tỉnh, kết nối doanh nghiệp - du khách. Công khai, minh bạch thông tin nhằm tạo ra môi trường du lịch an toàn, thân thiện hơn với du khách. Tăng cường tiện ích, tối ưu hoạt động cho cơ quan quản lý nhà nước. Tiếp tục việc xây dựng, cập nhật và hình thành CSDL Du lịch tập trung của tỉnh đáp ứng các nhu cầu kết nối, tích hợp với các hệ thống khác.

5. Nền tảng số

Xây dựng, triển khai các phần mềm, ứng dụng CNTT phục vụ công tác chuyên môn do Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch quản lý cụ thể: Trang thông tin điện tử; Hệ thống quản lý văn bản và điều hành; Hệ thống một cửa điện tử; Hệ thống thư viện điện tử; Cơ sở dữ liệu tên đường và công trình công cộng tỉnh Gia Lai; Cổng thông tin du lịch tỉnh Gia Lai.

6. Nhân lực số

Hiện nay Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Gia Lai có 06 phòng chuyên môn và 04 đơn vị sự nghiệp trực thuộc với 229 công chức, viên chức và người lao động; trong đó có 01 Tiến sĩ, 21 Thạc sĩ còn lại có trình độ đại học, cao đẳng và tương đương.

100% Công chức có trình độ, kỹ năng ứng dụng CNTT cơ bản và tương đương.

Công chức chuyên trách CNTT có trình độ đại học; đạt chuẩn Chuẩn kỹ năng ứng dụng CNTT nâng cao; hàng năm được tham gia các khoá đào tạo về ứng cứu sự cố an toàn thông tin.

04 đơn vị sự nghiệp đều cử viên chức có trình độ CNTT phụ trách, cụ thể trình độ: 01 cao đẳng, 03 đại học.

7. An toàn thông tin mạng 

Triển khai ứng dụng các giải pháp bảo đảm an toàn thông tin: Sử dụng hệ thống tường lửa cho hệ thống mạng; cài đặt phần mềm diệt virus trên máy tính cá nhân; triển khai các giải pháp sao lưu dự phòng dữ liệu, back up định kỳ server.

Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức và trang bị kỹ năng về an toàn thông tin cho công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị sự nghiệp trực thuộc.

Tham gia các chương trình đào tạo nâng cao nhận thức về an ninh, an toàn thông tin, diễn tập ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng cấp tỉnh hàng năm do Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức.

Tham gia vào các chiến dịch bảo đảm an toàn thông tin mạng do Bộ Thông tin và Truyền thông phát động.

8. Chính quyền số  

Tiếp tục duy trì và tuyên truyền đến người dân hệ thống dịch vụ công trực tuyến trên cổng thông tin dịch vụ công trực tuyến của tỉnh tại địa chỉ https://dichvucong.gialai.gov.vn và trang thông tin điện tử. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho bộ phân tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ gồm máy vi tính, bàn làm việc, máy in, máy Scan… đảm bảo đúng quy định.

Thực hiện cung cấp đầy đủ thông tin trên Trang thông tin điện tử của Sở theo quy định tại Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/06/2011 của Chính phủ về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử tại địa chỉ: https://svhttdl.gialai.gov.vn/

100% các hồ sơ thủ tục hành chính đã xây dựng dịch vụ công trực tuyến được tiếp nhận, xử lý hồ sơ trên môi trường mạng; tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính xử lý trực tuyến đạt 100%;

Cung cấp dữ liệu mở phục vụ phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số; công tác báo cáo về kinh tế - xã hội được thực hiện trên hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh, quốc gia;

9. Kinh phí thực hiện

Trong năm 2022 Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch không thực hiện các nhiệm vụ, dự án phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, chính quyền số, chuyển đổi số

 

Phần II

NỘI DUNG KẾ HOẠCH

I. CĂN CỨ LẬP KẾ HOẠCH

- Nghị quyết số 04-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Gia Lai (khoá XVI) về chuyển đổi số tỉnh Gia Lai đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

- Chương trình hành động số 921/CTHĐ-UBND ngày 12/5/2022 của UBND tỉnh Gia Lai triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Gia Lai (khoá XVI) về chuyển đổi số tỉnh Gia Lai đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

- Kế hoạch số 2415/KH-UBND ngày 03/12/2020 của UBND tỉnh Gia Lai về Chuyển đổi số tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021-2025 định hướng đến 2030.

- Kế hoạch số 1901/KH-UBND ngày 14/9/2020 của UBND tỉnh Gia Lai về chủ động tham gia Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

- Kế hoạch số 56/KH-SVHTTDL ngày 08/9/2020 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc Ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch giai đoạn 2021 – 2025;

- Kế hoạch số 59/KH-SVHTTDL ngày 22/9/2020 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc Triển khai thực hiện Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17/4/2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

II. MỤC TIÊU

- Nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong hoạt động của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhằm hiện đại hóa nền hành chính, đảm bảo hiệu quả ứng dụng CNTT trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ.

- Tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu quả, chất lượng hệ thống cung cấp thông tin, dịch vụ công trực tuyến; đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4 phục vụ người dân và doanh nghiệp theo hướng hiệu quả (tiết kiệm thời gian, chi phí,…) tăng cường tiếp nhận, xử lý hồ sơ trên môi trường mạng, đơn giản hóa hồ sơ, giấy tờ giải quyết thủ tục hành chính của người dân, doanh nghiệp;

- Tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến trên tổng số hồ sơ tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính đạt từ 95% trở lên; phối hợp xây dựng tích hợp các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4 với Cổng Dịch vụ công trực tuyến của tỉnh; 100% hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính được thực hiện thông qua Hệ thống Một cửa điện tử liên thông của tỉnh.

- 100% văn bản trao đổi với các cơ quan nhà nước được thực hiện dưới dạng điện tử, được ký số bởi chữ ký số chuyên dùng, trừ văn bản mật theo quy định của pháp luật; 100% hồ sơ công việc được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước).

- Công tác báo cáo về kinh tế - xã hội được thực hiện trên hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh, quốc gia.

- Thực hiện tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích, kết nối mạng thông tin phục vụ công việc này theo quy định tại Thông tư số 17/2017/TT-BTTTT ngày 23/6/2017 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định một số nội dung và biện pháp thi hành Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích.

- Tăng cường ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý và điều hành của cơ quan nhà nước, nâng cao khả năng ứng dụng phần mềm quản lý văn bản và điều hành tại các cơ quan, đơn vị; nâng cao hiệu quả sử dụng chữ ký số, tăng cường trao đổi văn bản điện tử trong nội bộ và trao đổi với các cơ quan khác qua phần mềm quản lý văn bản và điều hành.

- Đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin trên cổng/trang thông tin điện tử của đơn vị theo quy định tại Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/06/2011 của Chính phủ về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước, chỉ đạo của UBND tỉnh tại văn bản số 659/UBND-KGVX ngày 02/4/2019 về tăng cường công khai thông tin lên cổng/trang thông tin điện tử và các văn bản khác có liên quan.

- Tiếp tục duy trì và nâng cao vị trí xếp hạng mức độ ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển Chính quyền điện tử của tỉnh, phấn đấu duy trì xếp hạng trong nhóm 10 sở, ban, ngành của tỉnh.

III. NHIỆM VỤ

1. Nhận thức số

1.1. Ngày Chuyển đổi số

Căn cứ hướng dẫn của Sở Thông tin và Truyền thông, triển khai tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của công chức, người lao động thuộc Sở về hưởng ứng ngày Chuyển đổi số quốc gia, của tỉnh Gia Lai năm 2023; Chương trình hưởng ứng và phổ biến Tháng 10 - Tháng Tiêu dùng số.

1.2. Chia sẻ bài toán, sáng kiến, cách làm về chuyển đổi số

Triển khai kịp thời nội dung “Chương trình chuyển đổi số ngành Thư viện đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và người làm công tác thư viện, qua đó tạo sự chuyển biến tích cực trong tổ chức xây dựng, khai thác nguồn tài nguyên và sản phẩm thông tin.

Vận dụng cơ chế, chính sách, giải pháp đồng bộ nhằm chuyển đổi số theo hướng hiện đại; đảm bảo cung ứng dịch vụ phù hợp với nhu cầu của người sử dụng; đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu và giải trí của các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn tỉnh.

1.3. Kênh truyền thông trên nền tảng Zalo

Chỉ đạo công chức, viên chức, người lao động toàn Ngành tham gia vào kênh truyền thông Zalo chuyển đổi số quốc gia, của tỉnh, của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để được cập nhật kịp thời thông tin mới nhất về chuyển đổi số phục vụ công tác chỉ đạo điều hành, cải cách hành chính.

2. Thể chế số

Tiếp tục xây dựng, cập nhật, ban hành quy trình nội bộ, quy trình điện tử đối với giải quyết thủ tục hành chính mới phát sinh hoặc được sửa đổi bổ sung; xây dựng, hoàn thiện các quy chế, quy định sử dụng và vận hành các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu chuyên ngành.

Đánh giá xây dựng hệ thống thông tin theo cấp độ trình phê duyệt hoặc tư phê duyệt cấp độ, phương án bảo đảm an toàn thông tin theo cấp độ theo đúng thẩm quyền

Xây dựng các kế hoạch bảo đảm an toàn thông tin: Gồm các chỉ tiêu về triển khai hoàn thiện và duy trì mô hình 4 lớp; xác định và bảo đản an toàn hệ thốngthông tin theo cấp độ; giám sát an toàn thông tin; bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; đào tạo, tập huấn; tuyên truyền nâng cao nhận thức; ứng cứu, khắc phục sự cố thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý.

3. Hạ tầng số

Bảo đảm 100% các điều kiện về kỹ thuật như mang LAN, đường truyền Internet, máy vi tính…phục vụ cho các công việc được thực hiện thông suốt trên môi trường mạng, đồng thời hạ tầng đảm bảo an toàn thông tin; máy vi tính có cấu hình đáp ứng nhiệm vụ chuyên môn, được trang bị cho 100% công chức.

Đảm bảo 100% văn bản đến và đi được xử lý trên phần mềm quản lý văn bản và điều hành tại các cơ quan, đơn vị; 100% văn bản được thực hiện chữ ký số cá nhân và tổ chức đúng theo quy định. Công chức viên chức thực hiện việc trao đổi văn bản điện tử trong nội bộ qua phần mềm quản lý văn bản và điều hành và trao đổi với các cơ quan khác qua hệ thống mail công vụ.

100% công chức viên chức sử dụng phần mềm mã nguồn mở và một số phần mềm chuyên ngành có bản quyền khác.

4. Dữ liệu số

Tiếp tục cập nhật bổ sung và hình thành CSDL du lịch tập trung của tỉnh đáp ứng các nhu cầu kết nối, tích hợp với các hệ thống khác.

Đầu tư xây dựng Hệ thống thư viện thông minh 4.0 và số hóa ấn phẩm, tài liệu tại Thư viện tỉnh Gia Lai; đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển thư viện số, thực hiện liên thông ở các loại hình thư viện từ tỉnh đến cơ sở, bảo đảm cung ứng hiệu quả dịch vụ cho người sử dụng thư viện mọi nơi, mọi lúc.

5. Nền tảng số

Thực hiện kết nối, chia sẻ hiệu quả dữ liệu thông qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu của tỉnh (LGSP) để kết nối với Nền tảng tích hợp, chia sẻ quốc gia (NDXP). Bảo đảm việc kết nối, chia sẻ dữ liệu tuân thủ theo Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Gia Lai phiên bản 2.0

Lựa chọn, tuyên truyền, sử dụng có hiệu quả các nền tảng số phục vụ công tác chuyển đổi số, phát triển chính quyền số, kinh tế số thuộc lĩnh vực quản lý (theo Danh sách các nền tảng số ưu tiên sử dụng trên địa bàn tỉnh Gia Lai năm 2022 và những năm tiếp theo, được công bố tại Công văn số 2627/UBND-KGVX ngày 12/11/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh).

6. Nhân lực số

Cử công chức, viên chức tham gia các lớp đào tạo và bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực CNTT, bảo đảm cho nhu cầu ứng dụng và phát triển CNTT; chú trọng bồi dưỡng nâng cao năng lực CNTT cho lãnh đạo, công chức quản lý và công chức chuyên môn.

Cử công chức chuyên trách về CNTT hàng năm tham gia tập huấn bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ đào tạo chuyên ngành.

Tổ chức các lớp tập huấn hướng dẫn doanh nghiệp cập nhật CSDL Cổng thông tin du lịch tỉnh Gia Lai.

7. An toàn thông tin mạng

Xác định, phê duyệt đề xuất cấp độ an toàn hệ thống thông tin và phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ phù hợp với quy định của pháp luật và tiêu chuẩn quốc gia về an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ; triển khai đầy đủ phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ các hệ thống thông tin đang vận hành

Tổ chức phổ biến, quán triệt hai nguyên tắc bảo đảm an toàn thông tin mạng.

Đầu tư, nâng cấp đồng bộ hệ thống mạng nội bộ đảm bảo việc kết nối thông suốt phục vụ các phần mềm dùng chung, trao đổi thông tin dữ liệu trong cơ quan.

Triển khai ứng dụng các giải pháp bảo đảm an toàn thông tin: Xây dựng hoàn thiện các quy tắc cảnh báo truy nhập trái phép, tường lửa; cài đặt 100% các máy vi tính phần mềm diệt virus, mã độc hại cho hệ thống mạng, cho máy tính cá nhân; triển khai các giải pháp sao lưu dự phòng dữ liệu back up định kỳ Server vào 15h00 hàng ngày; backup dữ liệu kế toáng định kỳ hàng tuần; tuyên truyền nâng cao nhận thức về an toàn thông tin cho cán bộ đơn vị,…

Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức và trang bị kỹ năng cơ bản về an toàn thông tin cho công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc.

Cử cán bộ chuyên trách về CNTT hàng năm tham gia tập huấn bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ đào tạo về an toàn, an ninh thông tin.

Triển khai các quy định, kế hoạch về ứng phó sự cố; các hoạt động của đội ứng cứu sự cố, việc tham gia hoạt động của mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia. Tham gia tối thiểu 01 cuộc diễn tập thực chiến bảo đảm an toàn thông tin mạng trong năm 2023

8. Chính quyền số

Sử dụng có hiệu quả các ứng dụng dùng chung của tỉnh phục vụ công tác quản lý, điều hành như: Hệ thống quản lý văn bản và điều hành, hệ thống một cửa điện tử; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chuyên môn, tăng cường cung cấp thông tin, dịch vụ công trực tuyến trên môi trường mạng nhằm nâng cao hiệu quả công việc của công chức, viên chức từng bước xây dựng chính quyền số hiệu lực, hiệu quả, minh bạch.

Duy trì, kịp thời cung cấp thông tin, dịch vụ công trực tuyến, minh bạch, công khai ngân sách trên trang thông tin điện tử. Tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn, cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đến người dân, doanh nghiệp trên Cổng dịch vụ công tỉnh Gia Lai và thông qua các kênh mạng xã hội.

9. Kinh tế số, Xã hội số

Phối hợp với các đơn vị, địa phương triển khai bảo đảm phù hợp với nội dung về phát triển kinh tế số nêu tại Kế hoạch 1331/KH-UBND ngày 22/6/2022 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 31/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

IV. GIẢI PHÁP

Gắn liền việc triển khai kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động cơ quan với kế hoạch cải cách hành chính của tỉnh để phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Nâng cấp và đầu tư mới trang thiết bị tin học; hạ tầng mạng LAN - kết nối Internet băng thông rộng. Ưu tiên triển khai các ứng dụng phần mềm phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Tăng cường bồi dưỡng kiến thức CNTT, chuyển đổi số cho công chức các phòng chuyên môn và viên chức các đơn vị trực thuộc Sở.

Tuyên truyền bắt buộc 100% CCVC sử dụng hộp thư công vụ; gắn công tác ứng dụng CNTT với các tiêu chí thi đua khen thưởng tại đơn vị.

Kết hợp với công tác kiểm tra CCHC để kiểm tra công tác thực hiện ứng dụng CNTT tại các phòng chuyên môn, đơn vị sự nghiệp.

Phối hợp Bưu điện tỉnh cung cấp dịch vụ công (thông qua mạng bưu chính công cộng, mạng xã hội, ứng dụng của doanh nghiệp); tạo điều kiện, hỗ trợ doanh nghiệp giới thiệu, cung cấp sản phẩm, dịch vụ số.

Người đứng đầu cơ quan phải làm gương trong việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT và hiện đại hóa lề lối làm việc; cần có những ưu tiên thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực CNTT.

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Chủ yếu chi đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước để mua sắm, xây dựng mới trang thiết bị phần cứng, phần mềm và đào tạo, đào tạo lại. Việc duy tu bảo dưỡng, nâng cấp nhỏ, tập huấn ngắn hạn sử dụng nguồn chi thường xuyên.

Sở ưu tiên bố trí kinh phí hàng năm để thực hiện tốt kế hoạch đã phê duyệt:

- Kinh phí thuê đường truyền Internet dự kiến: 17.000.000 đồng

- Kinh phí đảm bảo hoạt động Trang thông tin điện tử dự kiến: 30.000.000 đồng

Nguồn kinh phí duy trì hoạt động Cổng thông tin du lịch tỉnh Gia Lai: 339.675.300 đồng

Nguồn kinh phí thực hiện dự án Hệ thống phòng họp trực tuyến: 562.866.614 đồng

Nguồn kinh phí thực hiện dự án Hệ thống thư viện thông minh 4.0 và số hóa ấn phẩm, tài liệu tại Thư viện tỉnh Gia Lai: 12.500.000.000 đồng

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Văn phòng: Chủ trì phối hợp với các phòng chuyên môn triển khai ứng dụng CNTT trong Văn phòng Sở.

Tổ chức điều phối, đôn đốc thực hiện, kiểm tra, về việc ứng dụng CNTT trong Văn phòng. Trực tiếp tham mưu rà soát, cập nhật hoặc ban hành các quy định về an toàn thông tin, an ninh thông tin; hướng dẫn thực hiện các mô hình, tiêu chí, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về ứng dụng CNTT.

Cân đối ngân sách bố trí chi cho việc phát triển và ứng dụng CNTT, đảm bảo kinh phí để hoạt động thường xuyên mua sắm, nâng cấp, sửa chữa, các thiết bị CNTT trong năm 2023

Thực hiện quản lý tài sản, trang thiết bị hạ tầng CNTT tại Văn phòng. Tham mưu các chương trình tập huấn bồi dưỡng kiến thức tin học cho công chức, viên chức.

2. Các phòng chuyên môn, đơn vị sự nghiệp: Phối hợp triển khai thực hiện tốt những nhiệm vụ liên quan việc ứng dụng CNTT; phối hợp với Ban biên tập trang thông tin điện tử cung cấp tin, bài; các ý kiến góp ý xây dựng trang thông tin điện tử kịp thời phản ảnh hoạt động của Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Tra cứu thông tin

Quy hoạch - Kế hoạch

Dự án đầu tư – Mua sắm công