Đề án liên quan đến pháp luật về phòng, chống tra tấn; các quyền dân sự, chính trị

Ngày đăng: 19/04/2022, 08:14

Theo nội dung Công văn số 562/STP-PBGDPL ngày 14/4/2022 của Sở Tư pháp tỉnh Gia Lai về việc thực hiện các Đề án liên quan đến pháp luật về phòng, chống tra tấn; các quyền dân sự, chính trị và hòa giải ở cơ sở năm 2022.

Để đảm bảo thực hiện đúng quy định của pháp luật trong các lĩnh vực, đảm bảo quyền được thông tin đầy đủ về pháp luật của công dân và thực hiện có hiệu quả các Đề án về phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) trên địa bàn tỉnh trong năm 2022, Giám đốc Sở yêu cầu các phòng chuyên môn, các đơn vị trực thuộc triển khai một số nội dung sau:

            - Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các nội dung tại Kế hoạch số 2461/KH-UBND ngày 05/11/2019 của UBND tỉnh triển khai thực hiện “Quyết định số 1252/QĐ-TTg ngày 26/9/2019 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Kế hoạch tăng cường thực thi hiệu quả Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị và các khuyến nghị của Ủy ban Nhân quyền Liên hợp quốc” trên địa bàn tỉnh Gia Lai, Quyết định số 65/QĐ-TTg ngày 12/01/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tuyên truyền, phổ biến trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về nội dung Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn”, trong đó chú trọng tuyên truyền, phổ biến rộng rãi:

+ Nội dung cơ bản của Công ước chống tra tấn; các văn bản của Việt Nam về việc phê chuẩn, triển khai thực hiện Công ước.

+ Các quy định của pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn hoặc liên quan đến phòng, chống tra tấn, gồm: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo quy định của Hiến pháp năm 2013, Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017, Luật Khiếu nại năm 2011, Luật Tố cáo năm 2018 để đảm bảo thực hiện tốt hơn quyền con người và phù hợp với yêu cầu của Công ước chống tra tấn, Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, các quy định pháp luật về đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức bảo đảm tôn trọng quyền con người khi thi hành công vụ liên quan đến phòng, chống tra tấn; các quy định pháp luật về phòng, chống bạo lực tại nơi làm việc, bạo lực giới, bạo lực gia đình, bạo lực đối với trẻ em và các đối tượng yếu thế phù hợp với Điều 16 của Công ước chống tra tấn.

+ Tình hình phòng ngừa, đấu tranh, xử lý của các cơ quan nhà nước đối với hành vi tra tấn, đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo, hạ nhục con người.

- Hình thức tuyên truyền, phổ biến phù hợp với từng nhóm đối tượng, tình hình của cơ quan, đơn vị bảo đảm hiệu quả, thiết thực, như: Tuyên truyền, phổ biến trực tiếp; biên soạn và phát hành tài liệu pháp luật; khai thác tủ sách pháp luật điện tử; tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm, xử lý vi phạm hành chính, hoạt động tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và hoạt động khác của cơ quan

Yêu cầu các phòng chuyên môn và đơn vị trực thuộc Sở triển khai thực hiện./.

 

File đính kèm

    716.signed.signed.pdf
Tra cứu thông tin

Quy hoạch - Kế hoạch

Dự án đầu tư – Mua sắm công