Kết quả sau 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị 49-CT/TƯ của Ban bí thư về xây dựng gia đình thời kỳ CNH-HĐH đất nước

Ngày đăng: 27/04/2015, 00:00

Với nhận thức sâu sắc, gia đình là tế bào của xã hội, là môi trường quan trọng giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách con người, trong văn kiện các kỳ Đại hội của  Đảng đều đề cập đến vấn đề phát triển gia đình. Chỉ thị số 49/CT-TW ngày 21/02/2005 của ban bí thư TW “ Về xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” ra đời đánh dấu một bước ngoặt lớn trong sự nghiệp phát triển gia đình ở Việt Nam nói chung, tỉnh Gia Lai nói riêng.
Thực hiện Thông tri số 22/TT-của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai, qua 5 năm triển khai, được sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các hoạt động về gia đình đã được triển khai tương đối rộng khắp; Đã xây dựng các mô hình về phòng chống bạo lực gia đình, tổ chức các buổi giao lưu, tọa đàm, hội thi nữ công gia chánh, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao…Các hoạt động  đã đem lại hiệu quả thiết thực, nâng cao nhận thức cho toàn dân về công tác gia đình trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phòng chống các tê nạn xã hội, phòng chống bạo lực gia đình, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ, người già, giáo dục trẻ vị thành niên… thực hiện tốt chương trình xóa đói giảm nghèo, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.
Công tác tuyên truyền Chỉ thị trên các phương tiện thông tin đại chúng được thực hiện tốt. Qua đài truyền thanh huyện và cơ sở, tài liệu sinh hoạt chi bộ và các phương tiện thông tin đại chúng khác... đã phổ biến rộng rãi các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về xây dựng gia đình thời kỳ CNH-HĐH đất nước trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Được sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh và sự phối hợp đồng bộ của các ngành, đoàn thể liên quan nên các hoạt động hưởng ứng công tác gia đình trong tỉnh đã trở thành công tác thường xuyên trong kế hoạch hoạt động hàng năm; được triển khai đa dạng, phong phú và rộng rãi hơn thông qua các hoạt động nhân ngày gia đình Việt Nam với các chủ đề cụ thể.
Các kết quả của chương trình truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng đã góp phần nâng cao năng lực quản lý cho các cơ quan, ban ngành đoàn thể, nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của các thành viên gia đình trong xã hội phát triển, góp phần xây dựng gia đình theo chuẩn mực ít con, no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và phát triển bền vững, cung cấp kiến thức, nâng cao nhận thức cho các gia đình về chức năng nhiệm vụ của gia đình, làm giảm các tệ nạn xã hội, giúp cho các gia đình tiếp thu những giá trị nhân văn trong xu thế hội nhập phát triển; đồng thời vẫn giữ được bản sắc văn hoá dân tộc, góp phần vào sự ổn định và phát triển của đất nước.
          Tuy nhiên, những năm qua, nền kinh tế nước ta chuyển từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, mở cửa  giao lưu hội nhập với quốc tế, những thay đổi đó đã tác động không nhỏ tới nếp sống gia đình. Không ít gia đình truyền thống đang chịu sự tác động của quá trình công nghiệp hóa vì vậy mà có những biến đổi nhất định, làm nảy sinh những lúng túng, mâu thuẫn về quan niệm sống, về hành vi ứng xử của các thành viên trong gia đình, những bậc thang giá trị của không ít gia đình Việt Nam  không tránh khỏi mất phương hướng và khủng hoảng trong cơn lốc thị trường, những mối liên kết truyền thống đang bị phá vỡ và làm mất đi những giá trị tốt đẹp. Trong đó nổi lên là tình trạng ly hôn ngày càng gia tăng, làm phá vỡ các giá trị  văn hóa truyền thống của gia đình dẫn  đến tình trạng  trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật cũng ngày càng gia tăng.
Theo số liệu thống kê, số vụ ly hôn trong cả nước nói chung, Gia Lai nói riêng năm sau luôn cao hơn năm trước. Hậu quả để lại là  hàng trăm trẻ em  thiếu đi sự chăm sóc của cha hoặc  mẹ.
- Một số cơ quan, ban ngành, đoàn thể, UBND cấp huyện chưa thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 49/CT-TW ngày 21/02/2005 của ban bí thư TW Đảng thể hiện qua việc chưa xây dựng chương trình lồng ghép công tác xây dựng gia đình  Văn hóa với nhiệm vụ chính trị của ngành, địa phương, hàng năm chưa bố trí kinh phí cho các hoạt động về gia đình .
- Chưa có sự phối hợp liên ngành thường xuyên trong việc kiểm tra, giám sát đánh giá các chương trình mục tiêu về gia đình nên chưa đúc rút được nhiều kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và thực hiện .
          - Kinh phí dành cho hoạt động  phòng chống bạo lực gia đình ở các cấp còn rất khó khăn, vì vậy các hoạt động bề nổi về truyền thông như mít tinh, tọa đàm, băng rôn, khẩu hiệu, pa nô, áp phích, in ấn tờ rơi, các cuộc thi tìm hiểu về Luật Hôn nhân gia đình, Luật Bình đẳng giới nhân Ngày gia đình Việt Nam ( 28/6) hầu như không triển khai được, việc xây dựng định kỳ chuyên trang, chuyên mục trên báo Gia Lai, đài phát thanh truyền hình tỉnh cũng như việc cử các gia đình tiêu biểu tham dự các hội nghị, Ngày hội các gia đình Việt Nam do Trung ương tổ chức cũng không triển khai được.
Để tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 81/NQ-CP ngày 4/12/2012 của Chính phủ, Chỉ thị số 13-CT/TU ngày 19/3/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác gia đình đến năm 2020, thời gian tới cần tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền; kiện toàn, ổn định tổ chức bộ máy, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thực hiện công tác gia đình ở các cấp, nhằm bảo đảm thực hiện có hiệu quả các mục tiêu của chiến lược phát triển gia đình đến năm 2020, tầm nhìn 2030./.
Thanh Thuỷ - Phòng XDNSVH&GĐ

Tra cứu thông tin

Quy hoạch - Kế hoạch

Dự án đầu tư – Mua sắm công