Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt Quần thể di tích Tây Sơn Thượng Đạo

Ngày đăng: 04/10/2022, 10:47

Căn cứ Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa;

Căn cứ Luật Quy hoạch;

Căn cứ Nghị định 166/2018/NĐ-CP ngày 25/12/2018 của Chính phủ Quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh

Căn cứ Thông tư số 17/2013/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2013 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hướng dẫn xác định chi phí lập quy hoạch, dự án, báo cáo kinh tế - kỹ thuật bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích;

Căn cứ Thông tư số 20/2019/TT-BXD ngày 31/12/2019 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn xác định, quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị;

Căn cứ Quyết định số 93/Quyết định-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt;

Căn cứ nội dung Công văn số 1210/VP-KGVX ngày 22/4/2022 của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh về việc lập quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi “Di tích lịch sử Quần thể di tích Tây Sơn Thượng Đạo”;

Qua quá trình triển khai, đến nay Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã hoàn thiện nội dung Nhiệm vụ quy hoạch di tích. Trên cơ sở đó, kính đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, trình Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt Quần thể di tích Tây Sơn Thượng Đạo, với nội dung như sau:

I. NỘI DUNG NHIỆM VỤ QUY HOẠCH:

1. Tên nhiệm vụ lập quy hoạch: Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt Quần thể di tích Tây Sơn Thượng Đạo.

2. Phạm vi nghiên cúu lập quy hoạch và phạm vi lập quy hoạch di tích:

a) Phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch di tích:

- Về thời gian: Quy hoạch được lập cho giai đoạn 2020 - 2030.

- Về không gian: Không gian nghiên cứu lập quy hoạch nằm chủ yếu trên địa bàn thị xã An Khê, huyện Đak Pơ, huyện Kông Chro và huyện Kbang, tỉnh Gia Lai.

b) Phạm vi, ranh giới lập quy hoạch di tích:

Tổng diện tích nghiên cứu lập quy hoạch di tích khoảng: S = 66,55 ha;

+ Diện tích khoanh vùng bảo vệ di tích khoảng 46,55 ha.

+ Diện tích nghiên cứu khoanh vùng bổ sung khoảng 20 ha để phát huy giá trị cho Quần thể di tích Tây Sơn Thượng đạo

Trong đó: bao gồm các điểm di tích sau:


TT

Khu vực lập quy hoạch

Quy mô (m2)

Tỷ lệ

1

Tại thị xã An Khê, phường Tây Sơn:

An Khê Trường, An Khê Đình, Điện thờ Tây Sơn Tam Kiệt và công trình nhà trưng bày Tây Sơn Thượng Đạo

S = 120.000

1/2000

 

Diện tích khoanh vùng bảo vệ I

S1 = 11.089,9 m2

 

 

Diện tích khoanh vùng bảo vệ II

S2 = 108.910 m2

 

2

Tại thị xã An Khê, thôn Thượng An, xã Song An: Miếu Xà, Cây Ké phất cờ, Cây Cầy nổi trống

S = 72.076,4 m2

 

3

Tại thị xã An Khê, thôn Thượng An, xã Song An: Hòn Bình, Hòn Nhược, Hòn Tào, Gò Kho; Xóm Ké

Khoanh địa điểm bảo vệ di tích

 

4

Tại thị xã An Khê, xã Cửu An: Đình Cửu An, Dinh Bà

S = 5.000 m2

 

5

Tại thị xã An Khê, xã Cửu An: Gò Đồn, Gò Trại, Vườn Lính, Mễ Kho

- Gò đồn: S = 39.333,7 m2

- Gò Trại: S = 32394,3 m2

- Mễ Kho: S = 31.564,1 m2

- Vườn Lính: S = 34727 m2

Khoanh địa điểm bảo vệ di tích

 

6

Tại xã Tú An, thị xã An Khê: Núi Hoàng Đế

Khoanh địa điểm bảo vệ di tích

 

7

Tại Huyện Đak Pơ, làng Đê Chơ Gang, xã Phú An: Hòn đá Ông Nhạc

S = 2.000m2

 

 

Diện tích khoanh vùng bảo vệ I

S1 = 500 m2

 

 

Diện tích khoanh vùng bảo vệ II

S2 = 1.500 m2

 

8

Tại xã Nghĩa An, huyện Kbang: Vườn Mít và Cánh đồng Cô Hầu

S = 206.800 m2

 

 

Diện tích khoanh vùng bảo vệ I

S1 = 54.000 m2

 

 

Diện tích khoanh vùng bảo vệ II

S2 = 152.800m2

 

9

Tại làng Hlang, xã Yang Nam, huyện Kông Chro: Nền Nhà, Hồ Nước, Kho tiền Ông Nhạc

S = 59.693,5 m2

 

 

Diện tích khoanh vùng bảo vệ I

S1 = 12.951m2

 

 

Diện tích khoanh vùng bảo vệ II

S2 = 46.742,5m2

 

            Việc điều chỉnh mở rộng hoặc thu hẹp khu vực bảo vệ di tích sẽ được đề xuất kiến nghị, trong nội dung quy hoạch.

3. Các nội dung chính của Nhiệm vụ lập quy hoạch di tích:

a) Xác định yêu cầu nghiên cứu, khảo sát, đánh giá hiện trạng di tích.

b) Xác định đặc trưng và giá trị tiêu biểu của di tích.

c) Nội dung và định hướng bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích.

d) Định hướng tổ chức không gian kiến trúc, cảnh quan và xây dựng công trình mới.

e) Kế hoạch thực hiện quy hoạch di tích

4. Thành phần hồ sơ:

            - Thành phần hồ sơ theo quy định tại Nghị định 166/2018/NĐ-CP ngày 25/12/2018, cụ thể:

a) Báo cáo thuyết minh Nhiệm vụ lập quy hoạch di tích;

b) Bản đồ;

c) Văn bản khác có liên quan.

5. Kinh phí dự kiến thực hiện lập hồ sơ quy hoạch di tích: 3.398.455.000 đồng (Bằng chữ: Ba tỷ, ba trăm chín mươi tám triệu, bốn trăm năm mươi lăm ngàn đồng)

6. Nguồn vốn: Ngân sách tỉnh

7. Tổ chức thực hiện:

a) Thời gian lập quy hoạch di tích: 18 tháng kể từ ngày nhiệm quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

b) Phân công trách nhiệm:

            - Cơ quan phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch: Thủ tướng Chính phủ;

                - Cơ quan thẩm định và trình duyệt: Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

            - Cơ quan quản lý lập quy hoạch di tích: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai;

II. NỘI DUNG TIẾP THU CÁC Ý KIẾN ĐÓNG GÓP CÁC TỔ CHỨC CÓ LIÊN QUAN.

            - Ý kiến đóng góp của các sở ngành chuyên môn: Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Giao thông Vận tải; Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Xây dựng; Sở Công thương; Sở Tài chính.

            - Ý kiến đóng góp của Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Gia Lai;

            - Ý kiến các địa phương nơi có điểm di tích: UBND thị xã An Khê; UBND huyện Kbang; UBND huyện Đak Pơ; UBND huyện Kông Chro.

Lưu ý: Nội dung nhiệm vụ quy hoạch và hồ sơ có liên quan được Đơn vị đính kèm trên trang thông tin điện tử của Sở tại địa chỉ: https://svhttdl.gialai.gov.vn
 
File bản đồ : tải tại đây
 

 

File đính kèm

    11 TTr 79 SVHTTDL ngày 04-9-2022 Trình UBND trỉnh thẩm định trình Bộ VH.pdf
    29.09.2022 NVQH-TSTĐ.2.pdf
Tra cứu thông tin

Quy hoạch - Kế hoạch

Dự án đầu tư – Mua sắm công