Bảo tàng tỉnh Gia Lai – Nơi học tập ngoại khóa bổ ích

Ngày đăng: 05/07/2016, 00:00

Bảo tàng tỉnh Gia Lai được thành lập vào ngày 03/10/1989 dựa trên cơ sở phòng Bảo tồn – Bảo tàng. Năm 1991 khi tỉnh Gia Lai –Kon Tum được tách thành 2 tỉnh, Bảo tàng tỉnh Gia Lai - Kon Tum cũng được chia tách thành 2 Bảo tàng, đó là Bảo tàng tỉnh GIa Lai và Bảo tàng tỉnh Kon Tum. Sau 25 năm hình thành và phát triển, từ cơ sở nhỏ đóng chân trên đường Hai Bà Trưng, năm 2009 được sự quan tâm xây dựng của tỉnh, Bảo tàng Gia Lai đã về cơ sở mới khang trang tại số 21 đường Trần Hưng Đạo – TP Pleiku- tỉnh Gia Lai.
Kiến trúc của Bảo tàng tỉnh Gia Lai gồm 3 tầng: tầng trệt là nơi làm việc của các phòng ban, kho bảo quản hiện vật, tầng 2 và tầng 3 là không gian trưng bày của Bảo tàng, với diện tích trưng bày gần 1.000m2, được chia làm 6 phòng trưng bày cố định với nội dung các phòng như sau:
Phòng số 1: Phòng khánh tiết
Đây là  gian long trọng nhất của Bảo tàng, thông qua những tư liệu hiện vật tiêu biểu, tái hiện những  nét đặc trưng nhất về lịch sử, văn hóa, truyền thống của tỉnh Gia Lai.
Phòng số 2: Địa lý – tự nhiên, lịch sử tỉnh Gia Lai trước năm 1945
Với hệ thống hình ảnh, hiện vật và mô hình sẽ giúp khách tham quan nắm được sơ lược về đặc điểm địa lý tự nhiện, tài nguyên thiên nhiên, khái quát về địa giới hành chính, sự phân bố các dân tộc của tỉnh Gia Lai. Đồng thời cũng giới thiệu thêm cho khách tham quan về quá trình lịch sử lâu đời của tỉnh từ thời kỳ Hậu kỳ đò đá mới, Sơ kỳ đồ kim khí đến phong trào khởi nghĩa Tây Sơn cuối thế kỷ XVIII..
Phòng số 3: Lịch sử Gia Lai (1945-1975)
Trong phòng này giúp khách tham quan hiểu về mảnh đất Gai lai trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1945-1975). Những hình ảnh và tư liệu hiện vật được chon trưng bày thể  hiện rõ về chặng đường hơn 30 năm chiến đấu không ngừng nghỉ của Đảng bộ, quân và nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Trong 30 năm đầy  gian khổ và hy sinh đó, đồng bào, cán bộ chiến sỹ hoạt động trên chiến trường  Gia Lai đã nêu cáo ý chí kiên cường, bất khuất trước  kẻ thù, tỏ rõ tầm lòng thủy chung, son sắt với cách mạng, một lòng tin yêu Bác  Hồ, tin yêu Đảng.
 



Phòng số 4: Lịch sử Gia Lai từ sau năm 1975 đến nay;
Với những hình ảnh, hiện vật tiêu biểu sẽ khái quát những nét cơ bản: sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Đảng  và Nhà nươc với sự nghiệp phát triển của tỉnh  nhà, vai trò lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ trong việc thực hiện nhiệm vụ cách mạng xã hội chủ nghĩa, cũng như những thành tựu nổi bật trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội của tỉnh nhà trong suốt 30 năm qua.
Phòng số 5: Văn hóa truyền thống các dân tộc tỉnh Gia Lai ( Văn hóa tinh thần):
Trong gian trưng bày thể hiện sự cần cù sáng tạo trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước mà đồng bào 38 dân tộc nơi đây còn là chủ của một nền văn hóa độc đáo đặc sắc của mành đấ Bắc Tây Nguyên và đặc biệt là những nét văn hóa của đồng bào 2 dân tộc tại chỗ đó là dân tộc Jrai và Bahnar.
Phòng số 6: Văn hóa truyền thống các dân tộc tỉnh Gia Lai ( văn hóa vật chất):
Trong không gian này với những hiện vật về Ché, Cồng, Chiêng, nghề dệt, nghề làm đồ gốm, nghề mộc, nghề đan lát, dụng cụ trong sản xuất và sinh hoạt hàng ngày... Bảo tàng tỉnh khái quát rõ nét về đời sống văn hóa vật chất của các dân tộc sinh sống trên địa bàn.
Ngoài 6 phòng trưng bày cố định trên Bảo tàng tỉnh Gia Lai còn có phòng trưng bày chuyên đề về chủ quyền Biển Đảo và mô hình Biển đạo Việt Nam, bên cạnh đó còn có phòng trưng bày Bảo tàng cổ vật và các cuộc triển lãm chuyên đề.
Những năm gần đây với việc kết nối với các trường Cao đẳng, trung cấp, trung học phổ thông... Bảo tàng là nơi sinh hoạt, học tập ngoại khóa bổ ích của học sinh, sinh viên trên đại bàn tỉnh Gia Lai.
Những đợt học tập của sinh viên khoa hội họa, khoa lịch sử, khoa văn, của sinh viên trường Cao Đẳng Sư phạm tỉnh Gia Lai do các thầy cô giáo của trường hướng dẫn, hầu hết các bạn đến đây đều cảm nhận được từng hiện vật, từng câu chuyện do các thuyết minh viên của Bảo tàng kể lại một cách hiện thực, sống động giúp cho các em sinh viên hiểu sâu sắc về truyền thống lịch sử, văn hóa và bản sắc văn hóa nơi mà mình đang sinh sống.
Thầy giáo Cao Duy Lĩnh – giảng viên trường Cao Đẳng Sư phạm Gia Lai đánh giá cao về việc đưa sinh viên ngành hội họa đến đây thăm quan và học tập vì có những sinh viên sau khi tham quan và học tập tại đây khi trở về trường cảm thấy tràn đầy niềm yêu thích đối với các hiện vật dân tộc học, có những em vẽ rất đẹp và đã hiểu sâu  hơn về đời sống văn hóa của các cư dân bản địa qua các hoa văn, trang phục, nông cụ, các vật dụng sinh hoạt, những kiến trúc được mô phỏng và trưng bày tại Bảo tàng.
Sinh viên của lớp Công tác xã hội đã hiểu được việc bảo vệ và phát huy giá trị truyền thống của dân tộc Jrai và Bahnar khi tham quan học tập tại Bảo tàng, các em có những bài thuyết trình tại Bảo tàng trong giờ thực môn truyền thông và vận động xã hội rất sâu sắc nêu lên giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình và những biện pháp bảo vệ chúng.
Trong đợt tham quan học tập ngoại khóa của lớp Giáo dục Tiểu học K12 – trường Đại học Tây Nguyên thầy và trò có ghi vào sổ cảm tưởng của Bảo tàng: “ Ngày hôm nay thầy và trò chúng em rất vui được tham quan Bảo tàng tỉnh Gia Lai. Được sự hướng dẫn và thuyết minh vật tranh ảnh, di tích trong Bảo tàng giúp thầy trò chúng em có thêm nhiều hiểu biết về nền văn hóa và con người của tỉnh Gia Lai nói riêng và đồng bào Tây Nguyên nói chung.
Đoàn xin chân thành cảm ơn chân thành đến các anh chị trong Bảo tàng đã hướng dẫn nhiệt tình đề đoàn có được một buổi tham quan đầy  ý nghĩa. Đồng thời xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các cấp lãnh đạo tỉnh Gia Lai và địa phương cũng như các cấp lãnh đạo trong Bảo tàng đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi để thầy trò có buổi thàm quan, học  tập  thành công này” – Lớp trưởng: Nguyễn Hữu Hiếu
 

 
Hiện nay với 8865 hiện vật, không gian trưng bày và không gian cảnh quan xanh sạch đẹp, Bảo tàng đang trở thành nơi học tập ngoại khóa, sinh hoạt vui chơi trải nghiệm bổ ích cho tất cả các em học sinh sinh viên trên địa bàn tỉnh, là điểm tham quan du lịch hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước.

Bích Trâm (Bảo tàng tỉnh)

Tra cứu thông tin

Quy hoạch - Kế hoạch

Dự án đầu tư – Mua sắm công