Thanh tra sở

QUI ĐỊNH

chức năng, nhiệm vụ,các phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

(Ban hành kèm theo Quyết định số 100/QĐ-SVHTTDL ngày 13 tháng 4 năm 2022

của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai)

 

Thanh tra Sở: ĐT (0269)3828631 

- Chánh Thanh tra: Ông Ngô Tuyến - DĐ: 0326.080.888

 

1. Chức năng

Tham mưu thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch; công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; công tác pháp chế của cơ quan. Thanh tra sở có con dấu riêng sử dụng theo quy định của Nhà nước.

2. Nhiệm vụ

2.1. Công tác thanh tra hành chính và chuyên ngành

a) Thanh tra Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch thực hiện quyền thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch; chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về công tác thanh tra hành chính của Thanh tra tỉnh và nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch;

b) Xây dựng kế hoạch thanh tra hng năm trình Giám đốc phê duyệt và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt;

c) Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra các cơ quan, đơn vị thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện quy định của pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng;

d) Chủ trì phối hợp với các phòng chức năng của Sở, các ngành có liên quan thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra định kỳ, đột xuất về lĩnh vực Văn hoá, Thể thao và Du lịch trên địa bàn toàn tỉnh; tham mưu Giám đốc quyết định thanh tra đột xuất khi phát hiện các vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuộc thẩm quyền; thực hiện các nhiệm vụ theo sự chỉ đạo của Giám đốc và các yêu cầu của Thanh tra Nhà nước;

đ) Chủ trì phối hợp với các phòng có liên quan thuộc Sở để phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật, các văn bản dưới Luật về lĩnh vực Văn hoá, Thể thao và Du lịch cho công chức, viên chức, người lao động và công dân; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật trong lĩnh vực Văn hoá, Thể thao và Du lịch đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên địa bàn toàn tỉnh;

e) Xử lý vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền Chánh Thanh tra hoặc tham mưu cấp có thẩm quyền xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt hành chính đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm;

f) Phối hợp thanh tra, kiểm tra và xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm pháp luật về hoạt động quảng cáo trên các phương tiện quảng cáo (trừ báo chí, mạng thông tin máy tính và xuất bản phẩm);

g) Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ việc thi hành hoặc hủy bỏ những quy định trái với văn bản pháp luật của nhà nước về văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch được phát hiện qua công tác thanh tra;

h) Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý sau thanh tra, kiểm toán. Thực hiện chế độ báo cáo công tác thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất với Giám đốc và Thanh tra Nhà nước;

i) Giúp Giám đốc kiểm tra, xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của Giám đốc khi được giao và các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật về khiếu nại.

J) Xác minh nội dung tố cáo, kết luận nội dung xác minh, kiến nghị biện pháp xử lý tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Giám đốc khi được giao và các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật về tố cáo.

k) Định kỳ tiếp công dân theo sự ủy nhiệm, ủy quyền của Giám đốc và theo quy định của pháp luật;

l) Tổng hợp, báo cáo Giám đốc, Chánh Thanh tra tỉnh về kết quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng; báo cáo Chánh Thanh tra bộ về công tác thanh tra chuyên ngành, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân trong lĩnh vực Văn hóa, Gia đình, Thể thao và Du lịch;

m) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật hoặc do Giám đốc giao.

2.2. Công tác Pháp chế

2.2.1. Về công tác xây dựng pháp luật

a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan giúp Giám đốc lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh liên quan đến ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở;

b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan lập dự kiến chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hằng năm của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh;

c) Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị liên quan chuẩn bị hồ sơ dự thảo văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương trình Giám đốc đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia góp ý hoặc đề nghị Sở Tư pháp thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;

d) Chủ trì hoặc tham gia soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật theo sự phân công của Giám đốc;

đ) Tham gia ý kiến đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các phòng, đơn vị khác soạn thảo trước khi trình Giám đốc xem xét, quyết định việc đề nghị Sở Tư pháp thẩm định;

e) Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị liên quan góp ý dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan khác gửi lấy ý kiến.

2.2.2. Về công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật

a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan thường xuyên rà soát, định kỳ hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương;

b) Định kỳ 6 tháng, hằng năm xây dựng báo cáo về kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật và đề xuất phương án xử lý những quy phạm pháp luật mâu thuẫn, chồng chéo, trái pháp luật hoặc không còn phù hợp.

2.2.3. Về công tác kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật

a) Chủ trì giúp Thủ trưởng cơ quan phối hợp với Sở Tư pháp kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của pháp luật;

b) Xây dựng báo cáo kết quả kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật trình Thủ trưởng cơ quan để gửi Sở Tư pháp tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

2.2.4. Về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan lập kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật dài hạn, hằng năm trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước trình Giám đốc và tổ chức thực hiện kế hoạch sau khi được phê duyệt;

b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý; hướng dẫn, kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của các đơn vị thuộc Sở;

c) Chủ trì và phối hợp với các đơn vị tổ chức xây dựng, quản lý và khai thác tủ sách pháp luật tại cơ quan;

d) Chủ trì và phối hợp với các đơn vị tham mưu, giúp Thủ trưởng cơ quan định kỳ 6 tháng, hằng năm tiến hành kiểm tra, tổng kết tình hình thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; báo cáo kết quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về Sở Tư pháp theo quy định.

2.2.5. Về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật và kiểm tra việc thực hiện pháp luật

a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan giúp Giám đốc thực hiện công tác kiểm tra theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương theo quy định của pháp luật;

b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện pháp luật;

c) Chủ trì xây dựng báo cáo kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật và kiểm tra việc thực hiện pháp luật trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương trình Thủ trưởng cơ quan chuyên môn gửi Sở Tư pháp.

2.2.6. Về công tác bồi thường của Nhà nước

Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan giúp Giám đốc thực hiện công tác bồi thường của Nhà nước theo quy định của pháp luật.

2.2.7. Về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp

Chủ trì giúp Giám đốc phối hợp với Sở Tư pháp và các đơn vị liên quan trong việc thực hiện hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

2.2.8. Về công tác tham mưu về các vấn đề pháp lý và tham gia tố tụng

a) Tham gia ý kiến về mặt pháp lý đối với việc xử lý các vấn đề trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương; có ý kiến về mặt pháp lý đối với các quyết định, văn bản chỉ đạo, điều hành quan trọng của Giám đốc;

b) Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu cho Giám đốc các vấn đề pháp lý khi tham gia tố tụng để bảo vệ lợi ích hợp pháp của cơ quan theo quy định của pháp luật;

c) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tham gia xử lý, đề xuất, kiến nghị các biện pháp phòng ngừa, khắc phục hậu quả các vi phạm pháp luật, nội quy, quy chế theo sự phân công của Giám đốc.

d) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Giám đốc và theo quy định của pháp luật./.

 

Tra cứu thông tin

Quy hoạch - Kế hoạch

Dự án đầu tư – Mua sắm công